Chốc đầu là bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên có rất nhiều phụ huynh không có kiến thức về bệnh dẫn đến việc điều trị không hiệu quả. Người lớn cũng có thể bị chốc đầu với khả năng lây nhiễm cao. Cùng Dr.thaiha tìm hiểu về bệnh lý da liễu này để có thể chủ động phòng trị một cách hiệu quả nhất.
Bạn đang đọc: Chốc đầu là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả
Contents
Bệnh chốc đầu là gì?
Bệnh chốc đầu được biết đến là một dạng nhiễm trùng nông xảy ra ở vùng da đầu. Tác nhân gây chốc có thể là tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn hoặc cả hai loại kết hợp để gây tổn thương trên da đầu.
Bệnh ảnh hưởng đến người lớn và trẻ nhỏ. Trong đó, trẻ nhỏ dễ bị chốc đầu hơn với biểu hiện các các bọng nước nông và nằm rải rác ở da đầu. Tổn thương sẽ tự vỡ ra và kết vảy. Chốc đầu có khả năng lan rộng và lây cả sang cho người khác. Chính vì thế, chúng ta cần chú ý đến các bất thường ở da đầu để có thể phát hiện sớm và điều trị một cách hiệu quả nhất.
Các dạng chốc da đầu thường gặp
Dựa vào tổn thương điển hình của chốc da đầu mà chúng ta sẽ có sự phân loại bệnh. Hai dạng chốc thường gặp gồm:
Chốc đầu gây tổn thương bọng nước
Triệu chứng khởi phát sẽ là các rát đỏ trên da đầu có kích thước từ 0,5 – 1 cm. Các rát đỏ này sẽ dần dần căng da và chuyển thành dạng bọng nước. Đây cũng là tổn thương điển hình của bệnh.
Bọng nước có dạng mềm, bề mặt nhăn nheo và bên trong có chứa dịch lỏng. Kích thước bọng nước lớn ở một mức độ nhất định sẽ tự vỡ, thường là sau mộ vài ngày. Lúc này, dịch sẽ chảy ra và làm cho tóc bị bết dính, cảm giác ngứa ngáy khó chịu đồng thời xuất hiện.
Tình trạng ngứa ngáy khiến cho bệnh nhân phải gãi để giảm bớt cảm giác khó chịu. Vô tình sẽ khiến cho da đầu bị tổn thương nhiều hơn và xuất hiện các vết trợt đỏ. Sau khi chốc đầu khỏi sẽ khiến cho da đầu bị thâm khá lâu.
Chốc đầu không gây tổn thương bọng nước
Ở dạng chốc đầu này, các bọng nước sẽ được thay thế bằng mụn mủ. Có thể là các mụn mủ lớn và có mụn vệ tinh xung quanh. Mụn mủ cũng khiến da đầu bị tổn thương dẫn đến tình trạng viêm loét. Dịch mủ chảy ra làm cho tóc bết dính và gây mùi hôi khó chịu.
Cả hai dạng chốc đầu đều được phát hiện dễ dàng thông qua việc quan sát tình trạng da đầu. Tỷ lệ mắc bệnh chốc da đầu hiện khá cao. Tập trung ở nhóm bệnh nhân nhỏ tuổi và có điều kiện sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh. Bệnh có khả năng lây lan và lây truyền. Do đó chúng ta cần phát hiện sớm và chủ động điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh chốc da đầu là gì?
Điều kiện khởi phát chốc đầu chính là vệ sinh cá nhân không sạch sẽ. Chính điều này khiến cho tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn và nấm dermatophytes có môi trường thuận lợi để sinh sôi và phát triển…
Những điều kiện thuận lợi của bệnh chốc đầu gồm:
Da đầu đổ nhiều mồ hôi: Tác nhân gây chốc da thường sẽ lựa chọn những vùng da ẩm ướt để tấn công và gây bệnh. Và nếu như da đầu của bạn đổ nhiều mồ hôi thì nguy cơ bị bệnh lý về da sẽ cao hơn. Việc đổ mồ hôi nhiều có thể xuất phát từ những vấn đề như: môi trường sinh hoạt, môi trường sống, cảm xúc và bệnh lý.
Sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Chốc đầu ở người lớn và trẻ nhỏ đều có thể lây từ người sang người. Thông qua việc sử dụng các đồ dùng chung gian như mũ nón, mũi bảo hiểm, lược chải đầu hoặc ga gối… Bởi tác nhân gây bệnh có thể trú ngụ ở những vật này và tấn công sang các vùng da khác.
Điều kiện sinh hoạt: Điều kiện sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến chốc ở da đầu. Người sống trong môi trường tập thể là đối tượng dễ mắc bệnh. Ví dụ như môi trường sống tại các trại giáo dưỡng, trung tâm chăm sóc sức khỏe, nhà trẻ mẫu giáo…
Người có tóc dày, dày: Người có tóc dày thường dễ bị chốc đầu hơn người có tóc mỏng. Bởi tóc nhiều khiến da đầu luôn trong tình trạng nóng, bí. Nguy cơ sẽ cao hơn nếu như bạn không chú ý đến việc giữ vệ sinh cho tóc. Lười gội đầu hoặc gội đầu không sạch dầu gội hay dầu xả.
Những người có hệ miễn dịch suy yếu: Bao gồm người bệnh tiểu đường, AIDS hoặc ung thư… dễ bị chốc hơn người bình thường. Việc điều trị bệnh cho những đối tượng này cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tổn thương trên da đầu cũng sẽ chậm lành hơn và có thể gây nhiễm trùng, hoại tử cao hơn…
Tìm hiểu thêm: Da nổi mụn li ti là bị bệnh gì, có nguy hiểm không?
Chốc đầu có nguy hiểm không?
Về bản chất, chốc đầu là bệnh da liễu lành tính. Bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu như đã mắc chốc da đầu thì khả năng tái phát bệnh sẽ rất cao.
Chốc đầu sẽ trở nên nguy hiểm nếu như không được phát hiện sớm, không được điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây ra biến chứng làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe. Đáng chú ý gồm:
- Biến chứng tại chỗ: Chàm hóa da, chốc loét (tình trạng chốc nặng) gây đau đớn hoặc ngứa ngáy. Chốc cũng có thể khiến cho da đầu bị viêm làm hỏng tế bào mô và gây sẹo xấu.
- Biến chứng toàn thân: Chốc nặng gây loét da sâu và rộng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp. Hiếm hơn có thể gặp viêm màng não, viêm hạch,…
Ngoài ra, chốc đầu ở người lớn và trẻ nhỏ đều sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc. Nguyên nhân gây rụng tóc và xuất hiện các mỏng hói đầu. Chốc gây sẹo sẽ khiến cho nang tóc khó phát triển và từ đó ảnh hưởng đến thẩm mỹ da.
Nói chung, bệnh chốc da đầu là bệnh có sức ảnh hưởng đến nhiều phương diện của cuộc sống. Chính vì thế chúng ta cần chủ động hơn trong việc phòng trị bệnh lý về da đầu này. Câu hỏi đặt ra là khi nào chúng ta cần thăm khám bệnh chốc đầu?
Khi nào cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa
Ngay khi da đầu có tổn thương bạn cần tới cơ sở y tế để thăm khám. Điều này sẽ giúp bạn có chẩn đoán phân biệt bệnh chốc da đầu với các bệnh da liễu khác. Từ đó có hướng điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
Các dấu hiệu cảnh báo chốc đầu mà bạn cần quan tâm gồm:
- Tình trạng ngứa da đầu nhưng chỉ tập trung ở một vùng.
- Da xuất hiện tổn thương là mụn lớn nhỏ, mụn nước và mụn mủ.
- Dùng tay gãi sẽ thấy da đầu bong vảy và da đầu có màu hồng, đỏ.
- Vùng da bị chốc có hiện tượng tóc bết dính, bị rụng tóc và lộ da đầu.
- Cảm giác đau nhưng chỉ là châm chích, đau không mạnh.
- Các dấu hiệu toàn thân khác gồm nổi hạch bạch huyết và sốt nhẹ…
Riêng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi bị chốc da đầu cha mẹ sẽ thấy trẻ có dấu hiệu khó chịu. Có thể là quấy khóc, chán ăn. Trẻ có ý thức sẽ có hành động cào gãi da đầu để giảm triệu chứng ngứa.
>>>>>Xem thêm: Cách trị mụn lưng bằng muối hột và một số lưu ý khi thực hiện
Thăm khám và điều trị bệnh chốc da đầu
Với tình trạng chốc da đầu, bạn có thể không cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị. Bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc để bệnh nhân chủ động điều trị tại nhà. Tuy nhiên, do là vùng da khó quan sát nên bạn sẽ cần tới sự hỗ trợ của người thân để có thể bôi thuốc hiệu quả nhất.
Tùy theo tình trạng bệnh mà thuốc được kê đơn sẽ có sự thay đổi. Phổ biến nhất vẫn là dùng thuốc eosine (thuốc đỏ) hay thuốc tím, thuốc Xanh methylen để bôi tại chỗ. Thuốc này có tác dụng sát khuẩn, làm cho tổn thương khô nhanh hơn và kiểm soát sự lây lan của tác nhân gây chốc.
Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ cần dùng thêm thuốc kháng nấm, kháng virus hoặc vi khuẩn để điều trị chốc da đầu. Điều trị toàn thân với thuốc uống được áp dụng với các trường hợp bị chốc đầu nặng, có dấu hiệu bội nhiễm và nhiễm khuẩn sâu.
Nguyên tắc điều trị chốc đầu là phải sớm và kiên trì. Luôn luôn giữ vệ sinh da đầu sạch sẽ để nâng cao hiệu quả điều trị. Rất có thể bạn sẽ phải thay đổi kiểu tóc hoặc thay đổi dầu gội, xả để hỗ trợ kiểm soát dấu hiệu bệnh lý. Tăng cường bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch tự nhiên.
Phòng khám Dr.thaiha sẽ giúp bạn thăm khám và điều trị hiệu quả bệnh chốc đầu. Nếu bạn và người thân đang bị ảnh hưởng bởi bệnh lý, hãy liên hệ ngay với Dr.thaiha để được các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám đưa ra hướng dẫn điều trị nhanh chóng và chính xác nhất. Trân trọng!