Mụn trên đầu là bị làm sao? Điều trị như thế nào?

Rate this post

Da đầu của chúng ta có rất nhiều chân tóc. Và nếu xảy ra tình trạng bít tắc sẽ gây ra tình trạng mụn. Mụn trên đầu thường là mụn viêm, mụn bọc. Chúng thường khó xử lý hơn ở những vị trí khác. Và nếu như bạn đang bị nổi mụn trên đầu thì hãy cùng Dr.thaiha đi tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả bệnh da liễu này.

Bạn đang đọc: Mụn trên đầu là bị làm sao? Điều trị như thế nào?

Mụn trên đầu là bị làm sao?

Mụn có thể mọc ở bất kỳ nơi đâu trên cơ thể. Chính vì thế việc da đầu của bạn bị nổi mụn cũng rất bình thường. Bạn có thể yên tâm là đây là bệnh lý da liễu lành tính, không ảnh hưởng đến tính mạng.

Tình trạng nổi mụn ở da đầu không hiếm gặp. Trẻ nhỏ hay người lớn đều có thể là đối tượng bị ảnh hưởng bởi bệnh lý. Thường mụn ở da đầu sẽ bao gồm cả mụn không viêm và mụn viêm. 

Có nhiều người cho rằng đây là mụn trứng cá. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp mụn xuất hiện ở chân tóc đều là trứng cá. Bạn có thể đối mặt với nhiều vấn đề da liễu khác như viêm nang lông, nấm da đầu hoặc đơn giản chỉ là tình trạng kích ứng, dị ứng da.

Do đó, để biết tại sao da đầu lại bị nổi mụn bạn hãy dành thời gian thăm khám. Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn đưa ra những kết luận chính xác về bệnh. Cùng với đó là lên phương án điều trị hiệu quả nhất.

Mụn trên đầu là bị làm sao? Điều trị như thế nào?

Mụn trên da đầu và những bệnh lý liên quan

Theo các bác sĩ chuyên khoa, da đầu bị nổi mụn sẽ liên quan đến các bệnh lý sau:

Mụn trứng cá trên da đầu

Mụn trứng cá xuất hiện trên da đầu là do tình trạng tiết nhờn quá mức, đổ mồ hôi nhiều khiến cho da đầu bị bít tắc. Hoạt động của vi khuẩn sẽ khiến cho mụn trứng cá xuất hiện ở da đầu.

Bạn dễ dàng bắt gặp tình trạng nổi mụn ở đường viền tóc, đa phần là mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Ở phần được tóc bao phủ sẽ là mụn trứng cá viêm gồm mụn mủ, mụn bọc và mụn nang.

Mụn trên đầu do viêm nang lông

Khi các nang lông bị viêm sẽ lập tức bị sưng tấy. Và lúc này ở những chân lông sẽ xuất hiện mụn nhỏ li ti. Viêm nang lông có thể do dày sừng nang lông ở da đầu gây ra. Cũng có thể là do hoạt động của nấm và vi khuẩn ở trên da đầu. Bệnh sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Cũng có thể khiến cho tóc bị gãy rụng nhiều.

Mụn ở da đầu do nấm

Khi bạn bị nổi mụn trên đầu kèm theo việc da đầu bong vảy trắng thì đó chính là dấu hiệu cho thấy da đầu bị nấm tấn công.  Hai loại nấm sợi có tên Microsporum và Trichophyton là tác nhân gây ra bệnh nấm da đầu. 

Bệnh nấm da đầu khởi phát với các nốt sần nhỏ, rải rác trên da đầu. Nền tổn thương có các mảng vảy mỏng, tóc lành xen kẽ các sợi tóc bị gãy rụng. Khi nấm nặng sẽ xuất hiện mụn mủ ở vùng da đầu và tổn thương viêm loét. Nấm da đầu sẽ khiến cho bạn luôn luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Da đầu bị kích ứng, dị ứng 

Các bác sĩ cũng cho biết đôi khi tình trạng mọc mụn trên đầu chỉ là hiện tượng kích ứng, dị ứng. Thường gặp nhất là da đầu bị kích ứng với dầu gội, dầu xả hay các sản phẩm chăm sóc tóc hàng ngày. Đôi khi cũng sẽ bị kích ứng với thuốc nhuộm màu tóc hoặc các thành phần hóa học tạo kiểu tóc.

Kích ứng, dị ứng chỉ là tình trạng tạm thời. Dấu hiệu kích ứng sẽ thoáng qua và không cần điều trị cũng tự biến mất. Tuy nhiên, hiện tượng nổi mẩn, nổi mụn trên đầu có thể vẫn tái phát nếu như bạn vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc dễ gây kích ứng…

Tìm hiểu thêm: Kem trộn trắng da là gì? Sự thật có thể bạn chưa biết

Mụn trên đầu là bị làm sao? Điều trị như thế nào?

Ai dễ bị nổi mụn trên đầu nhất?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, người lớn, trẻ nhỏ đều có thể bị nổi mụn trên đầu. Hầu như không có sự phân biệt giới tính. Bạn cũng có thể sẽ bị mọc mụn ở da đầu nếu như không phòng tránh hiệu quả. 

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao gồm:

  • Người bị mụn trứng cá ở các vùng cơ thể khác như mặt, lưng, ngực, bụng…
  • Người bị ra nhiều mồ hôi ở đầu. Có thể là tăng tiết mồ hôi đầu sau khi tiêm botox điều trị hôi nách.
  • Người có tóc rậm, dày nhưng lại lười gội đầu. Gội đầu không sạch khiến cho vi khuẩn và nấm sinh sôi.
  • Người thường xuyên đội nón, mũ với kích thước nhỏ khiến cho da dầu bị ma sát và nổi mụn.
  • Người thường xuyên tạo kiểu tóc và màu tóc. Nhất là trường hợp muộn và tẩy màu tóc liên tục.
  • Chăm sóc da đầu không đúng cách. Bao gồm chải đầu mạnh, cào gãi da đầu mạnh khiến cho da bị trầy xước…

Cần làm gì khi da đầu nổi mụn?

Với tất cả các trường hợp mụn trên đầu, chúng ta cần kiểm soát tốt mụn cũ và không làm cho mụn mới phát triển thêm. Những việc bạn cần thực hiện ngay gồm:

  • Giữ cho da đầu và tóc của bạn luôn sạch sẽ. Bạn cũng nên đội mũ nón rộng hơn để cho vùng da này luôn luôn thoáng.
  • Gội đầu từ 2-3 lần mỗi tuần. Không nên gội đầu thường xuyên với nước nóng bởi nó cũng dễ khiến cho da bị khô, nổi mụn và tóc bị gãy rụng.
  • Tạm thời dừng các hành động thay đổi màu tóc và tạo kiểu tóc mới. Nhất là việc tẩy tóc sẽ khiến cho da đầu của bạn đau sót.
  • Không dùng lược dày để chải đầu. Bạn có thể dùng lược răng thưa để gỡ tóc khi tóc còn ẩm để tránh tổn thương da đầu.
  • Không dùng tay tay dụng cụ sắc nhọn để cào gãi da đầu. Nếu bạn cảm thấy khó chịu hãy dùng dụng cụ massage da đầu để giảm cảm giác này.
  • Bổ sung đủ vitamin A, D và E để da luôn khỏe mạnh. Nếu cần, bạn có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp tốt cho da đầu và mái tóc của bạn.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra một sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp. Tốt nhất nên dùng dầu gội xả thảo dược hoặc dược mỹ phẩm thay thế…

Việc quan trọng hơn cả là bạn cần tới cơ sở y tế để có chẩn đoán phân biệt các loại mụn trên da đầu. Điều này sẽ giúp bạn có một kế hoạch chăm sóc và điều trị an toàn và hiệu quả nhất.

Mụn trên đầu là bị làm sao? Điều trị như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Mụn cóc ở tay: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Điều trị tình trạng mọc mụn ở trên đầu

Nếu mụn trên đầu có số lượng ít thì bạn sẽ không cần điều trị. Nhưng nếu mụn của bạn mọc nhiều, bị viêm và bạn đã chăm sóc tại nhà nhưng không hiệu quả thì đó sẽ là vấn đề. Lúc này, bạn cần tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ lên phương án điều cho cho riêng mình.

Các giải pháp điều trị sẽ được chỉ định tùy theo mức độ nặng nhẹ của mụn. Bạn có thể tham khảo liệu trình sau:

  • Tiêm steroid lên trên da đầu.
  • Dùng kháng sinh đường uống nếu mụn viêm nặng.
  • Dùng thuốc kháng histamine cho phản ứng dị ứng.
  • Sử dụng kem thoa da đầu có chứa steroid theo chỉ định của bác sĩ da liễu.
  • Áp dụng liệu pháp ánh sáng để cải thiện tình trạng mụn trên đầu.
  • Sử dụng isotretinoin với tình trạng mụn trứng cá nặng…

Hãy đảm bảo mái tóc của bạn được làm sạch hàng tuần, da đầu của bạn khô thoáng. Bạn có thể sẽ phải cắt tóc ngắn hơn để giảm tình trạng khô xơ và gãy rụng…

Mọi thắc mắc liên quan đến da, tóc và móng bạn hãy gọi ngay cho Dr.thaiha để có sự tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất. Trân trọng!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5