Da cháy nắng không chỉ gây đau rát khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Tình trạng cháy nắng nặng còn sẽ khiến da bị bỏng, tăng nguy cơ nhiễm trùng và da rất lâu phục hồi. Do đó mỗi người nên chủ động tìm hiểu về tình trạng da bị cháy nắng. Qua đó biết cách xử lý, phục hồi và phòng tránh tình trạng cháy nắng khi hè đến.
Bạn đang đọc: Da cháy nắng: Dấu hiệu và cách chăm sóc phục hồi hiệu quả
Contents
Những dấu hiệu cảnh báo da bạn đang bị cháy nắng
Cháy nắng là tình trạng da bị tổn thương, ửng đỏ và bỏng rát mỗi khi chạm vào. Da cháy nắng là do tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời.
Trong ánh nắng mặt trời có chứa tia cực tím gây ảnh hưởng trực tiếp lên da. Nó ăn sâu vào lớp hạ bì, lớp collagen trong da bị phá hủy, mất độ đàn hồi tự nhiên. Ngoài ra còn dẫn đến những dấu hiệu da cháy nắng như:
Da bị ửng đỏ
Đây là dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất khi da bị cháy nắng. Tình trạng da bị ửng đỏ xuất hiện sau khoảng 2 – 3 tiếng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Tùy thuộc vào mức độ cháy nắng mà tình trạng ửng đỏ da cũng sẽ khác nhau. Cháy nắng càng nặng, da ửng đỏ càng nghiêm trọng.
Da bị nóng và đau rát
Bên cạnh tình trạng da ửng đỏ, khi bị cháy nắng bạn còn cảm thấy đau rát, khó chịu. Vùng da ửng đỏ có cảm giác nóng ran, càng ngày càng nóng. Bạn có cảm giác rát bỏng ở da, nhất là khi có sự động chạm.
Da bị sạm đen
Trải qua giai đoạn ửng đỏ thì da bắt đầu sạm đen. Bạn dễ dàng quan sát được vùng da cháy nắng sẫm màu hơn các vùng da khác. Trong khi các vùng da không bị cháy nắng vẫn trắng sáng như thường.
Da bị phồng rộp
Không phải trường hợp nào bị cháy nắng cũng có tình trạng phồng rộp da. Thông thường chỉ những người bị cháy nắng mức độ nặng sẽ gặp phải tình trạng này. Đây được xem là tình trạng bỏng nắng.
Vùng da bị cháy nắng nặng, da phồng rộp. Khi các vết phồng rộp bị vỡ sẽ chảy nước và tăng cảm giác đau đớn, khó chịu.
Cháy nắng khiến da bị tổn thương nghiêm trọng. Tình trạng thường xả ra ở các vùng da hở, sau khi có tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Mùa hè cũng là lúc mà số lượng các ca cháy nắng ngày một gia tăng. Bao gồm cháy nắng ở tay và chân, cháy nắng ở vùng lưng và cả da mặt.
Phải mất bao lâu để phục hồi da bị cháy nắng?
Thời gian phục hồi da cháy nắng là bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là mức độ da cháy nắng và cách chăm sóc, điều trị của bạn.
- Nếu chỉ bị đỏ nhẹ sau khi phơi nắng thì chỉ khoảng 2 đến 3 ngày sẽ thuyên giảm. Tổn thương da không quá nghiêm trọng nên sẽ không ảnh hưởng đến cấu trúc da.
- Trường hợp da có cảm giác đau rát, sưng đỏ thì phải mất khoảng 3-5 ngày. Nếu không chăm sóc tốt thì thời gian phục hồi của da sẽ kéo dài hơn.
- Nếu có các nốt phồng rộp thì có thể mất đến cả tháng để phục hồi làn da của bạn. Bởi đây là tình trạng bỏng nắng, đã gây tổn thương đến nhiều lớp của da.
Mỗi người sẽ có một cơ địa khác nhau do đó thời gian phục hồi cũng sẽ không giống nhau. Muốn da cháy nắng phục hồi nhanh thì hãy chăm sóc da đúng cách. Do đó, cần hiểu đúng về tình trạng cháy nắng mà bạn đang gặp phải. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để da phục hồi tốt và an toàn nhất.
Cách chăm sóc phục hồi cho da bị cháy nắng
Sau khi phơi nắng bạn cần kiểm tra xe mình có dấu hiệu da cháy nắng hay không. Nếu như da có hiện tượng cháy nắng, tùy theo từng mức độ mà bạn chăm sóc và phục hồi da bằng các biện pháp sau đây.
Làm dịu vùng da bị cháy nắng
Việc quan trọng đầu tiên bạn cần chú ý khi da cháy nắng là làm dịu da. Bạn hãy dùng khăn tắm sạch làm ẩm bằng nước mát sau đó chườm nhẹ lên vùng da cháy nắng. Hoặc tắm ngay bằng nước lạnh.
Bạn cũng có thể dùng gạc lạnh thấm nước muối sinh lý sau đó đắp lên vùng da có dấu hiệu cháy nắng. Việc làm này có tác dụng cân bằng nhiệt độ cho da.
Tìm hiểu thêm: Herpes môi tái phát nhiều lần do đâu. Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ
Lưu ý bạn nên làm mát từ từ và không được dùng đá chườm trực tiếp lên da. Khi dùng đá hãy bọc vào trong khăn sạch rồi chườm nhẹ nhàng tránh xảy ra bỏng lạnh.
Đừng quên di chuyển ngay vào trong khu vực có bóng râm để tránh ánh nắng mặt trời. Uống ngay nước để giúp cơ thể không bị sốc nhiệt.
Bôi kem dưỡng ẩm cho da bị cháy nắng
Sau khi da đã được làm dịu bạn lau da khô một cách nhẹ nhàng, không làm trầy xước da. Tiếp đó dùng kem dưỡng ẩm để cung cấp dưỡng chất, phục hồi cho da bị cháy nắng.
Chú ý chọn kem dưỡng ẩm phù hợp và có thể bôi nhiều lần trong ngày để làm dịu da. Ưu tiên dùng các loại dưỡng ẩm mỏng nhẹ hoặc sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa kẽm để phục hồi da.
Không dùng những loại kem có mùi và có chứa các thành phần như lidocaine, benzocaine. Nguyên nhân là những thành phần này rất dễ khiến cho da bị kích ứng. Làm cho tình trạng tổn thương da khó phục hồi hơn.
Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể
Bổ sung thêm nước cho cơ thể khi da cháy nắng là điều cần thiết. Bởi đây là lúc da mất nước khá nhiều. Cung cấp đủ nước sẽ giúp da căng mọng và khỏe hơn.
Đặc biệt là ở những người cháy nắng gây bong tróc da thì nên uống nhiều nước hơn. Mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lít sẽ tốt cho da.
Nhưng lưu ý là chỉ sử dụng nước ép hoa quả, nước tinh khiết để chăm sóc làn da cháy nắng. Không thay thế bằng nước uống có ga, có cồn hay nước uống có chất bảo quản.
Không làm vỡ các nốt phồng rộp trên da
Với những trường hợp bị cháy nắng mức độ nặng thì da sẽ bị phồng rộp. Các nốt phồng rộp gây đau rát, khó chịu nên nhiều người thường hay đụng vào. Hoặc có thể chọc vỡ các nốt phồng rộp. Nhưng hãy dừng lại những hành động này.
Hành động làm vỡ các vết phồng rộp sẽ khiến cho vết thương nghiêm trọng hơn, khi tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Tăng cường các biện pháp bảo vệ da
Khi da chưa phục hồi thì bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu như bắt buộc phải ra ngoài thì cần chú ý che chắn thật cẩn thận. Hãy đội nón rộng vành, đeo kính râm, mặc áo chống nắng dày dặn. Nếu da không có tổn thương hở, không bị phồng rộp bạn vẫn cần tiếp tục thoa kem chống nắng.
>>>>>Xem thêm: Tiêm căng bóng Profhilo phù hợp với ai, chi phí tiêm bao nhiêu
Đến gặp bác sĩ da liễu kiểm tra, điều trị
Với những trường hợp da bị cháy nắng nghiêm trọng như sốt, ớn lạnh, phồng rộp nghiêm trọng. Hoặc có các cơn đau dữ dội, mạch đập nhanh, thở mạnh, có bóng nước xuất hiện chiếm gần 20% diện tích cơ thể. Hay khi đã áp dụng các biện pháp trên mà dấu hiệu cháy nắng không suy giảm.
Lúc này bạn không nên chủ quan vì đây là tình trạng nguy hiểm. Bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra điều trị sớm.
Không tự ý chữa cháy nắng bằng các biện pháp dân gian
Nhiều người khi da cháy nắng thì thường tự ý dùng các thực phẩm thiên nhiên để điều trị. Chẳng hạn như dùng dầu bơ, lòng trắng trứng, trà xanh hay mật ong… Để thoa, đắp lên trên vùng da bị cháy nắng.
Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa lại cảnh báo làn da bị cháy nắng thường rất nhạy cảm. Khi chúng ta điều trị bằng cách nguyên liệu tự nhiên kể trên có thể gây kích ứng. Hoặc khiến tình trạng da nghiêm trọng hơn, làm chậm quá trình phục hồi da. Do đó khi da cháy nắng bạn không nên tự ý điều trị.
Khi bị cháy nắng hay các vấn đề da liễu khác, tốt nhất bạn hãy thăm khám tại cơ sở chuyên khoa uy tín để kiểm tra. Sau đó điều trị theo hướng dẫn để da bạn được phục hồi nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đây chính là cách để chúng ta có thể nâng nịu làn da của mình. Tự tin với làn da khoẻ, đẹp.
Liên hệ với Dr.thaiha nếu bạn đang cần tư vấn các vấn đề da liễu và dịch vụ thẩm mỹ nội khoa an toàn nhé.