Bật mí cách giảm sưng khi tiêm filler môi đơn giản, hiệu quả

Rate this post

Trong thời gian gần đây, tiêm filler môi nổi lên như một hiện tượng và được các tín đồ làm đẹp ưa chuộng nhờ khả năng mang đến đôi môi đầy đặn, quyến rũ mà không cần phẫu thuật xâm lấn. Tuy nhiên, tác dụng phụ thường gặp khi tiêm filler môi là sưng tấy khiến nhiều người lo lắng. Bài viết sau sẽ mách bạn cách giảm sưng khi tiêm filler môi đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả.

Bạn đang đọc: Bật mí cách giảm sưng khi tiêm filler môi đơn giản, hiệu quả

Bật mí cách giảm sưng khi tiêm filler môi đơn giản, hiệu quả
Tiêm filler môi là giải pháp được nhiều người ưa chuộng

Nguyên nhân khiến môi bị sưng sau khi tiêm filler

Sau khi tiêm filler, môi bị sưng hay còn gọi là phù nề là một trong những biểu hiện bình thường. Mức độ sưng sẽ không nhiều và ít kèm theo cảm giác đau nhức, có thể được cải thiện sau 1 – 2 ngày. Sau khi hết sưng thì filler sẽ phát huy tối đa tác dụng của mình, giúp đôi môi trở nên căng mọng và đầy quyến rũ, cải thiện được khuyết điểm môi mỏng, thiếu điểm nhấn.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có nhiều trường hợp môi bị sưng kéo dài, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do:

– Bác sĩ thiếu kinh nghiệm, tay nghề còn non kém, kỹ thuật tiêm chưa chính xác khiến môi bị sưng tấy, bầm tím. Nếu bác sĩ tiêm nhầm vào mạch máu thì không chỉ sưng bầm mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

– Sử dụng filler kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc filler đã quá hạn sử dụng, đã được mở bao bì từ lâu.

Bật mí cách giảm sưng khi tiêm filler môi đơn giản, hiệu quả
Môi bị sưng khi tiêm filler do nhiều nguyên nhân gây nên

– Cơ sở thẩm mỹ kém uy tín, không đảm bảo các tiêu chuẩn về trang thiết bị, công nghệ, yếu tố vô trùng – vô khuẩn,…

– Khách hàng không chú trọng đến việc chăm sóc tại nhà sau khi tiêm, không kiêng cữ theo những chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách giảm sưng khi tiêm filler môi

Cách giảm sưng khi tiêm filler môi như thế nào là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm, đặc biệt là những ai có công việc đòi hỏi ngoại hình cao, cần giao tiếp nhiều. Nếu bị sưng sau khi tiêm filler, bạn đừng quá lo lắng mà có thể kiểm soát theo những cách sau đây:

– Trong 1 – 2 ngày đầu, hãy chườm lạnh để giảm sưng nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng túi chườm chuyên dụng hoặc khăn mềm có ướp lạnh và chườm nhẹ nhàng lên môi. Tuyệt đối không được dùng để lạnh để chườm trực tiếp lên môi vì có thể làm giảm hiệu quả của filler. Mỗi lần chườm khoảng 5 – 10 phút, cách 30 phút lại chườm một lần.

– Uống thuốc giảm sưng, đau theo đơn của bác sĩ, không được tự ý đổi thuốc hay mua thuốc ở ngoài để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn, gây kích ứng hoặc gây hại đến sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: Tiêm filler môi cherry là gì? Những dáng môi được ưa chuộng

Bật mí cách giảm sưng khi tiêm filler môi đơn giản, hiệu quả
Chườm lạnh sẽ giúp môi giảm sưng nhanh chóng

– Bổ sung nhiều nước để tăng cường độ ẩm cho môi cũng là cách giảm sưng và nâng cao hiệu quả làm đẹp. Lượng nước mà bác sĩ khuyến cáo là từ 1,5 – 2 lít mỗi ngày. Bạn có thể uống đồng thời nước lọc, nước canh, hoặc các loại nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

– Không được tác động mạnh hoặc sờ nắn, massage lên vùng môi, không đeo khẩu trang quá chật, không tham gia các loại hình thể thao cần phải vận động mạnh, hoặc làm những việc nặng,… Những điều này có thể khiến filler không được định hình và làm cho tình trạng sưng đau kéo dài nhiều ngày hơn.

– Chú ý chống nắng an toàn cho môi, không để môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt hoặc những nơi có nhiệt độ quá cao, không được xông hơi trong 7 ngày đầu tiên để tránh làm biến chứng filler.

– Tránh tư thế nằm sấp ngay cả trong khi ngủ, hãy giữ cho đầu ở tư thế nâng lên để tạo trọng lực, giúp chất làm đầy được định hình tốt hơn và giúp giảm sưng nhanh hơn.

– Kiêng các thực phẩm dễ khiến môi bị kích ứng, sưng tấy và nhiễm trùng như: thịt bò, thịt gà, hải sản, đồ nếp, rau muống, nhất là các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…) vì sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục khi tiêm filler.

Bật mí cách giảm sưng khi tiêm filler môi đơn giản, hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Sau khi tiêm filler cằm kiêng ăn gì? Nên kiêng gì?

Các thực phẩm nên kiêng sau khi tiêm filler môi

Trong trường hợp đã áp dụng những cách giảm sưng khi tiêm filler môi trên nhưng tình trạng sưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí đi kèm với hiện tượng đau nhức, bầm tím, vón cục, mưng mủ,… thì bạn cần nhanh chóng đến ngay cơ sở thẩm mỹ uy tín để bác sĩ kiểm tra và khắc phục kịp thời. Hiện nay, Phòng Khám Da Liễu Thẩm Mỹ Bác Sĩ Vũ Thái Hà chính là địa chỉ đáng tin cậy để bạn trao gửi nhan sắc của mình. Tại Phòng Khám Da Liễu Thẩm Mỹ Bác Sĩ Vũ Thái Hà, toàn bộ quá trình tiêm filler môi đều được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, cùng với đó là sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, đặc biệt nơi đây sử dụng filler chất lượng cao, được FDA chứng nhận an toàn, vì thế chắc chắn sẽ mang đến cho chị em đôi môi đẹp hoàn hảo.

Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn biết được cách giảm sưng khi tiêm filler môi đơn giản, hiệu quả. Nếu bạn thực hiện đúng theo như thế thì sẽ mau chóng sở hữu một đôi môi căng mọng và đầy quyến rũ.

Videos liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5