Nhọt ở mông gây sưng đau, khó chịu và có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Để chữa nhọt bạn sẽ cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để dẫn lưu toàn bộ dịch mủ và loại bỏ ngòi mụn. Thao tác nặn nhọt cần đảm bảo vô trùng, vô khuẩn để không làm cho da bị nhiễm trùng.
Bạn đang đọc: Mọc nhọt ở mông do đâu? Cách điều trị giảm đau nhức nhanh chóng
Contents
Nhọt ở mông là gì?
Nhọt ở mông là tình trạng mông nổi mụn viêm kích thước lớn. Có nhiều người nhầm lẫn giữa nhọt và mụn trứng cá viêm. Tuy nhiên, đây là hai bệnh da liễu hoàn toàn khác nhau.
Sở dĩ bạn bị nổi nhọt ở mông là do sự tấn công của tụ cầu khuẩn có tên là Staphylococcus aureus. Tụ cầu khuẩn thường sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua những tổn thương nhỏ trên da. Sau đó sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng và làm cho da bị nổi mụn nhọt.
Mụn nhọt có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Trong đó có khu vực mông, đùi, bẹn. Số lượng mụn nhọt thường không nhiều, chỉ một hai cái nhưng cũng đủ làm chúng ta khó chịu. Bởi theo sau những nốt nhọt ở một sẽ là tình trạng sưng tấy da, đau nhức kéo dài.
Nhọt không chỉ ảnh hưởng đến da mà còn tác động đến sức khỏe. Bởi tổn thương nhọt có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Đã từng ghi nhận trường hợp mông mọc nhọt nhưng không điều trị dẫn đến nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng đến tính mạng.
Nguyên nhân mọc nhọt ở mông là gì?
Tác nhân gây nhọt là tụ cầu khuẩn. Chúng sinh sống ở trên da hoặc bên trong niêm mạc mũi. Khi có điều kiện thuận lợi, tụ cầu khuẩn sẽ gia tăng nhanh chóng về số lượng và bắt đầu gây ra các triệu chứng da liễu bất thường.
Mụn nhọt thường sẽ ảnh hưởng đến các vùng da hay đổ mồ hôi và thường xuyên chịu tác động cọ xát mạnh. Một vết thương cực nhỏ trên da cũng sẽ là cơ hội cho tụ cầu khuẩn phát triển và làm cho nhọt hình thành.
Theo các chuyên gia, vấn đề vệ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển mụn nhọt. Tỷ lệ mọc nhọt ở mông sẽ cao hơn nếu như chúng ta không giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày. Đây cũng chính là lý do tại sao trẻ nhỏ lại có nguy cơ bị nhọt cao hơn người lớn tuổi.
Ngoài ra, mụn nhọt cũng là bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Tụ cầu khuẩn có thể truyền từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với dịch tiết từ mụn nhọt. Hoặc cũng có thể là do sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người đang điều trị mụn nhọt.
Các yếu tố nguy cơ cao gồm:
- Môi trường sống thuận lợi bao gồm trường học, bệnh viện, trại dưỡng lão hoặc các khu tập thể.
- Người đã từng bị mụn nhọt ở mông cũng sẽ có nguy cơ tái phát rất cao. Tại chính vị trí nhọt trước đó.
- Người mắc các bệnh vảy nến, chàm da, viêm da cũng dễ bị nổi nhọt hơn.
- Người có hệ miễn dịch bị suy yếu, bị ảnh hưởng bởi HIV.
- Người thường xuyên có hành động cào, gãi gây tổn thương ở mông…
Mụn nhọt ở mông nguy hiểm như thế nào?
Mụn nhọt ở mông được đánh giá là nguy hiểm bởi những lý do sau:
Sưng đau làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Khác với các dạng mụn khác, mụn nhọt sẽ khiến cho da của bạn bị sưng tấy. Mức độ sưng gia tăng theo thời gian xuất hiện của các nốt nhọt. Và dấu hiệu cơ năng dễ nhận biết nhất chính là tình trạng đau nhức.
Bạn sẽ thấy vùng mông bị đau nhức từ dữ dội đến âm ỉ. Ngồi cũng đau, đi lại cũng đau và đứng cũng đau. Chính điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể sẽ phải tạm dừng công việc hàng ngày chỉ vì mụn nhọt ở mông.
Tìm hiểu thêm: Nang lông bị tắc nghẽn do đâu, cách điều trị an toàn
Sốt cao kéo dài
Nhiễm khuẩn ở mông gây nhọt sẽ khiến cho bạn bị sốt cao. Sốt nóng, sốt lạnh làm cho cơ thể của bạn luôn luôn mệt mỏi. Bạn sẽ bỏ ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng. Sốt cao cũng có thể gây ra tình trạng mất nước và làm cho sức khỏe bị suy giảm nhanh chóng.
Nhiễm trùng dẫn đến hoại tử mô da
Nhọt có thể dẫn đến nhiễm trùng lan tỏa. Mô da bị phá hủy trên diện rộng. Đây là lý do tại sao da lại bị lõm sâu sau khi ngòi nhọt được loại bỏ.
Nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao hơn nếu như chúng ta tự ý nặn nhọt tại nhà. Việc nặn nhọt quá sớm sẽ không lấy được hoàn toàn ngòi của mụn. Vô tình bạn còn có thể khiến cho tổn thương da ngày một nặng. Đưa vi khuẩn đến gần hơn với da. Việc điều trị lúc này sẽ khó khăn gấp bội.
Biến chứng nguy hiểm khi bị nhọt ở mông
Vi khuẩn từ mụn nhọt có thể xâm nhập, đi vào máu và di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể. Nhiễm trùng lan rộng hay còn được gọi là nhiễm độc máu, nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến nhiễm trùng sâu bên trong cơ thể bạn.
Mụn nhọt ở mông lúc này có thể làm ảnh hưởng đến tim (viêm nội tâm mạc) và xương (viêm tủy xương). Thậm chí là gây tử vong nếu không được điều trị tích cực.
Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm là gì?
Không phải tất cả các trường hợp nổi mụn nhọt ở mông đều nguy hiểm. Nhưng để phòng ngừa biến chứng bạn vẫn cần thận trọng. Nên thăm khám và điều trị từ sớm. Nhất là khi bạn nhận thấy những triệu chứng bất thường sau:
- Bạn bắt đầu có dấu hiệu tăng thân nhiệt hay còn gọi là sốt.
- Bạn bị sưng hạch bạch huyết ở nhiều nơi trên cơ thể (nổi hạch).
- Vùng da xung quanh nhọt chuyển sang màu đỏ thẫm hoặc màu tím.
- Cơn đau trở nên nghiêm trọng. Không những đau mà bạn còn bị nhức, buốt da.
- Các nhọt vệ tinh xuất hiện xung quanh các nhọt chính. Gia tăng số lượng nhọt.
- Bạn đang điều trị nhọt tại nhà nhưng không hiệu quả, da bị tổn thương nặng.
Đặc biệt thận trọng với nhóm bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, tim mạch và huyết áp cao. Hay bất kỳ các trường hợp nào gặp vấn đề với hệ thống miễn dịch của bạn hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch…
Cách điều trị mụn nhọt ở mông an toàn và hiệu quả
Mụn nhọt ở mông được đánh giá là nguy hiểm nhưng lại không khó điều trị. Do đó, ngay khi thấy mông xuất hiện mụn sưng đau bạn hãy tới cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị. Bạn chắc chắn sẽ không thể tự mình chữa nhọt ở vùng mông bởi bạn không thể tự mình quan sát và đánh giá tổn thương hiện tại.
>>>>>Xem thêm: Tắm trắng bằng bột đậu đỏ có hiệu quả không? Cách làm tại nhà
Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn bạn chữa mụn nhọt ở mông tại nhà thông qua những gợi ý sau:
- Giữ cho khu vực này sạch sẽ và không thoa bất kỳ chất gây kích ứng nào
- Đừng chọc hoặc cố gắng làm vỡ các mụn nhọt.
- Không để cho vùng mông của bạn bị chèn ép.
- Tốt nhất bạn nên ngồi trên đệm và nằm nghiêng
- Đắp gạc ấm vào chỗ nhọt nhiều lần trong ngày.
- Giặt cẩn thận quần áo, giường chiếu, khăn tắm.
- Không sử dụng lại hoặc dùng chung vải dùng để băng nhọt.
Ngay lập tức liên hệ với bác sĩ thông báo về tình trạng mụn nhọt mà bạn đang gặp phải. Bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh phù hợp để ngăn chặn nhiễm trùng da ngày một nặng hơn. Bạn chỉ cần dùng thuốc và chăm sóc vết thương một cách hợp lý.
Sau vài ngày, khi các nốt nhọt ở mông đã “chín già”. Mụn sưng to và nhân mụn nhiều hơn bạn sẽ cần thực hiện dẫn lưu dịch mủ ra bên ngoài. Tới cơ sở y tế để thực hiện hút dịch mủ, dẫn lưu dịch mủ bằng đường rạch hoặc phẫu thuật để loại bỏ các nốt nhọt mông.
Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng huyết bệnh nhân sẽ được yêu cầu nhập viện để theo dõi và điều trị. Điều này sẽ khiến bạn mất thêm nhiều thời gian nhưng lại đảm bảo độ an toàn tuyệt đối…
Nếu bạn đang bị nổi mụn nhọt, hãy đến với Dr.thaiha để có thể được loại trừ những nguy cơ xấu và hỗ trợ điều trị an toàn nhất nhé!