Nổi mụn trên cánh tay là bị làm sao? Biện pháp cải thiện

Rate this post

Không ít người đang cảm thấy lo lắng về tình nổi mụn trên cánh tay. Nhất là khi mụn nổi nhiều kèm theo tình trạng ngứa ngáy. Dù cho dùng đủ loại thuốc bôi, dù cho dùng đủ loại sữa tắm đều không có hiệu quả. Và nếu như bạn đang gặp tình trạng nổi mụn bất thường ở cánh tay, hãy cùng nhau đi tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Bạn đang đọc: Nổi mụn trên cánh tay là bị làm sao? Biện pháp cải thiện

Nổi mụn ở cánh tay có phải bị bệnh không?

Cánh tay nổi mụn là vấn đề da liễu thường gặp. Tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất phức tạp. Hầu như mọi người không biết tại sao tay có mụn, không biết phải điều trị như thế nào. Có người thì cứ điều trị khỏi một thời gian mụn lại mọc trở lại.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng nổi mụn ở cánh tay không còn xa lạ. Đây là một vấn đề da liễu lành tính và ít ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên việc cánh tay nổi mụn lại khiến cho chúng ta không khỏi lo lắng. Bởi nó tác động trực tiếp đến thẩm mỹ da, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý con người.

Da nổi đốm đỏ là bị bệnh gì?

Với nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị bệnh da liễu của mình. Phòng khám Dr.thaiha xin liệt kê một vài các bệnh da liễu có triệu chứng nổi mụn trên cánh tay thường gặp gồm:

Mụn trứng cá ở tay

Mụn trứng cá sẽ khiến cho cánh tay của bạn nổi mụn. Cùng với đó là mụn lưng, mụn ở ngực và cả mụn ở ngực. Mụn hình thành là bởi các chân lông bị bít tắc lâu ngày. Cũng có thể là do tác động cơ học. Xảy ra khi bạn mặc áo dài tay và bó sát cơ thể. 

Mụn trứng cá thường không nguy hiểm, hầu như không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Và so với trứng cá ở mặt thì tình trạng mụn tay ít được quan tâm điều trị hơn. Mọi người thường để mụn diễn biến tự nhiên, không tác động y khoa.

Dày sừng nang lông

Khác với mụn trứng cá, dày sừng nang lông do keratin tích tụ gây nên. Khi này, tại các chân lông sẽ xuất hiện các nút sừng. Quan sát giống như da của bạn đang bị nổi mụn. Sờ tay vào thấy da sần sùi, da bị khô nhiều. Điều trị dày sừng nang lông không quá khó. Chỉ cần loại bỏ các lớp sừng (tế bào chết) của da là mọi thứ sẽ được cải thiện. 

Cánh tay nổi mụn do nhiễm trùng tụ cầu

Tụ cầu là tác nhân gây viêm nang lông. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ nhỏ. Tổn thương là những mụn ở lỗ chân. Ban đầu là mụn có kích thước nhỏ. Sau một thời  gian sẽ thành mụn mủ nhỏ, quanh chân lông có quầng viêm. Ở giai đoạn tiếp theo mụn mủ khô, để lại vảy tiết nâu sẫm hình tròn. Nổi mụn trên cánh tay do tụ cầu thường không gây sẹo.

Viêm da cánh tay

Nếu bạn bị nổi mẩn, mụn hoặc phát ban ở cánh tay thì có thể bạn đang bị viêm da. Bao gồm cả viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc. Bệnh thường cấp tính, xuất hiện khi cánh tay có tiếp xúc với các dị nguyên. Các vấn đề đáng chú ý gồm:

  • Mỹ phẩm chăm sóc da hàng ngày như sữa tắm, kem chống nắng, kem dưỡng ẩm da.
  • Quần áo ẩm mốc, không thấm hút mồ hôi hoặc đồ làm bằng len da.
  • Nổi mụn ở cánh tay do dị ứng lông động vật như chó, mèo, chim…

Viêm da tiếp xúc và dị ứng sẽ tự cải thiện nếu như chúng ta loại bỏ được các dị nguyên. Tuy nhiên bệnh sẽ tái phát nhanh chóng nếu như da có tiếp xúc trở lại với các dị nguyên. Vậy nên, việc chẩn đoán dị nguyên là vô cùng quan trọng.

Nổi mụn ở cánh tay do côn trùng

Một số các loại côn trùng có thể khiến tay của bạn tổn thương và nổi mụn. Đáng chú ý nhất là ruồi, muỗi, ong… Hay như các loại ký sinh trùng như chấy rận hoặc ghẻ… Tuy nhiên tình trạng nổi mụn trên cánh tay chỉ là tạm thời. Thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị y khoa.

Tìm hiểu thêm: Nứt gót chân: nguyên nhân và cách chữa trị an toàn

Nổi mụn trên cánh tay là bị làm sao?

Dị ứng với thuốc

Các loại thuốc bôi, uống mà bạn đang dùng có thể chứa các thành phần gây dị ứng. Và khi này mụn không chỉ nổi ở cánh tay mà còn nổi ở những vùng cơ thể khác. Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Gây ra các vấn đề về hô hấp và có thể gây đột quỵ. Do đó, nếu bạn đang bắt đầu dùng thuốc điều trị bệnh mà có dấu hiệu dị ứng, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ xử lý.

Lupus ban đỏ

Đây là dạng bệnh tự miễn có khả năng khiến da phát ban và nổi mẩn đỏ. xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô hoặc cơ quan của cơ thể. Nếu bệnh tấn công da sẽ khiến da nổi mụn dạng phồng rộp. Trường hợp bệnh nặng cần nhập viện để điều trị nhằm tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Nổi mụn ở cánh tay cần làm gì để điều trị?

Khi nào cần thăm khám mụn ở cánh tay 

Ngay khi bị nổi mụn trên cánh tay, bạn hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để có hỗ trợ thăm khám. Mục đích là để xác định chính xác nguyên nhân gây mụn là gì, tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất.

  • Mụn nổi nhiều ở cánh tay khiến da chuyển màu hồng, đỏ.
  • Da tay sần sùi, thô ráp và thiếu đi sự thẩm mỹ.
  • Các dấu hiệu ngứa ngáy khó chịu xuất hiện ở cánh tay.
  • Mụn chuyển nặng, xuất hiện tình trạng mụn viêm.
  • Các vấn đề về sức khoẻ như mệt mỏi, khó thở đồng thời xảy ra.

Những việc bạn nên làm khi cánh tay có mụn gồm:

+ Tuân thủ yêu cầu điều trị của bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Trong đó cần chú ý đến việc sử dụng thuốc uống, bôi hoặc thay đổi đơn thuốc điều trị bệnh.

+ Cần chú ý giữ vệ sinh cho vùng da cánh tay để có thể giúp cải thiện tình trạng mụn. hãy tắm giặt thường xuyên và mặc đồ thoáng, rộng.

+ Tăng cường các giải pháp cẩm ẩm và dưỡng ẩm cho da. Vấn đề này sẽ quan trọng với người bị dày sừng nang lông và chàm da.

+ Có thể làm dịu da bằng chườm lạnh. Chú ý là nên dùng khăn lạnh hoặc bọc đá vào khăn để tránh làm da bị bỏng lạnh.

+ Vệ sinh nơi ở thường xuyên. Nhất là chăn màn cần được làm sạch để tránh tình trạng kích ứng da do bụi bẩn.

Nổi mụn trên cánh tay là bị làm sao?

>>>>>Xem thêm: Sẹo lồi lâu năm có trị được không? Các cách trị sẹo hiệu quả

Những việc không nên làm khi bị mụn trên cánh tay:

+ Nghiêm cấm tự ý dùng thuốc không được bác sĩ kê đơn để chữa mụn. Trong đó đáng báo động nhất là việc lạm dụng thuốc kháng sinh.

+ Không tác động cào gãi cánh tay bị nổi mụn. Bởi điều này sẽ dễ gây tổn thương da và khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công gây viêm da.

+ Không nên mặc đồ bó sát với chất liệu hầm bí. Bởi việc ma sát da nhiều sẽ khiến cha tình trạng mụn ở tay ngày một nặng hơn.

+ Không dùng xà phòng có tính sát khuẩn mạnh để tránh da bị khô và kích ứng. Thay vào đó bạn nên dùng sữa tắm có thành phần dịu nhẹ…

+ Tránh tiếp xúc với các loại động vật có lông bởi đó chính là nguồn lây bệnh. Hãy cần thận với các loại thú cưng nếu như da đang nổi mụn…

Trên đây là một vài tư vấn về tình trạng nổi mụn trên cánh tay mà Dr.thaiha muốn chia sẻ cùng mọi người. Nếu bạn đang có vấn đề da liễu tương tự, hãy liên hệ  ngay với bác sĩ chuyên khoa để nhận tư vấn nhanh chóng và chính xác hơn. Trân trọng!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5