Da nổi đốm đỏ là tình trạng bất thường. Báo hiệu các vấn đề da liễu có thể liên quan đến sức khỏe. Nếu như bạn đang gặp tình trạng tương tự, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa tại Dr.thaiha. Chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn chẩn đoán phân biệt chính xác nhất và tư vấn điều trị hiệu quả.
Bạn đang đọc: Da nổi đốm đỏ là bị bệnh gì? Cách khắc phục nhanh chóng
Da nổi đốm đỏ là như thế nào?
Da nổi đốm đỏ hay da nổi mẩn là tình trạng da liễu thường gặp. Vấn đề có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Và dĩ nhiên là triệu chứng này khiến cho không ít người cảm thấy lo lắng, bất an.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tùy theo từng độ tuổi mà tình trạng nổi mẩn của da sẽ liên quan đến các vấn đề da liễu khác nhau. Cụ thể như sau:
Trẻ nhỏ có da nổi đốm đỏ là bệnh gì?
Các bậc phụ huynh thường rất lo lắng khi thấy da của trẻ bị nổi mẩn, nổi đốm đỏ. Đáng chú ý khi các triệu chứng này cứ tái diễn nhiều lần. Đa phần trẻ bị nổi đốm đỏ trên da không kèm theo ngứa.
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì đốm đỏ trên da của trẻ sẽ liên quan đến các rối loạn da sau:
- Phát ban do virus: Trẻ bị phát ban do virus thường sẽ bị sốt trước đó một vài ngày. Tiếp theo da sẽ bị nổi các đốm đỏ ở toàn thân. Do đó còn được gọi là sốt phát ban, sốt virus.
- Ban nhiễm trùng: Bệnh khiến da trẻ bị nổi đốm đỏ bất thường. Đặc điểm là hồng ban sẩn cứng thành đám trên má. Sau đó sẽ ảnh hưởng đến cổ, cánh tay, thân và tứ chi.
- Viêm da tiếp xúc côn trùng: Bệnh sẽ khiến da phát ban, nổi mụn. Đáng chú ý là tình trạng viêm da do lông chó, mèo. Hoặc do bị kiến cắn, muỗi đốt. Tuy nhiên trong trường hợp này trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu…
Tình trạng nổi mẩn đỏ ở da người lớn
Với người lớn tuổi, tình trạng da nổi đốm đỏ thường phức tạp hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn. Những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt gồm:
Tình trạng da cháy nắng
Cháy nắng xảy ra nếu như da có tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời. Lúc này, vùng da hở, không có sự che chắn sẽ bị cháy nắng.
Dấu hiệu đặc trưng là hiện tượng phát ban khiến da bị đỏ. Cháy nắng nặng sẽ gây sưng da, bỏng rát và cả các mảng phồng rộp da. Mùa hè sẽ là thời điểm da dễ bị cháy nắng nhất. Nguy cơ sẽ cao hơn nếu như bạn đi tắm biển mùa hè.
Mụn trứng cá
Với người sở hữu làn da dầu nhờn thì sẽ không loại trừ khả năng da nổi đốm đỏ là mụn trứng cá. Tập trung ở các vùng có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Bao gồm mặt, lưng, ngực…
Mụn trứng cá có nhiều dạng như trứng cá đầu đen, đầu trắng, mụn viêm, mụn ẩn, mụn nang, mụn bọc… Và nếu như bạn không thể tự chẩn đoán bệnh trứng cá, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để có sự tư vấn chi tiết.
Trứng cá đỏ khiến da nổi mẩn đỏ
Trứng cá đỏ là bệnh lý da liễu phức tạp, hiện chưa rõ cơ chế hình thành. Bệnh cũng khác hoàn toàn với mụn trứng cá ở tuổi dậy thì hoặc ở phụ nữ có thai.
Đặc trưng của mụn trứng cá đỏ chính là việc da nổi mẩn đỏ tập trung ở giữa mặt. Cảm giác nóng rát xuất hiện trên da, nhất là khi có tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc ánh nắng mặt trời. Mụn trứng cá đỏ còn có thể khiến da sần sùi mất thẩm mỹ và gây ra tình trạng giãn mạch.
Nhiễm trùng nang lông
Nhiễm trùng nang lông sẽ khiến da nang lông bị sưng đỏ. Lúc này, vùng da bị nhiễm trùng sẽ nổi đốm đỏ. Mức độ nặng nhất sẽ hình thành mụn nhọt.
Đặc điểm của nhọt chính là tình trạng mụn lớn và bị sưng. Mụn nhọt nhô cao hơn bề mặt da và thường sẽ gây đau nhức khó chịu. Nhiễm trùng nang lông nặng sẽ có thể khiến bạn bị mệt mỏi, sốt cao và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, hãy thận trọng khi da nổi đốm đỏ kích thước lớn và bị nhức.
Nổi mẩn đỏ ở da do xuất huyết
Xuất huyết là nguyên nhân khiến da của bạn bị nổi đốm đỏ. Đốm đỏ trên da không phải dạng mẩn cũng không phải dạng mụn. Đây thực chất là các mạch máu bị vỡ và hồng cầu bị thoát ra ngoài mao mạch da.
Đặc điểm là xuất huyết da là các vết lằn ở diện tích da rộng. Khi xuất huyết được kiểm soát thì các đốm đỏ sẽ dần dần biến mất mà không cần điều trị y khoa.
Tìm hiểu thêm: Viêm tuyến mồ hôi mủ là bệnh gì, có nguy hiểm không
Dị ứng, kích ứng da
Làn da của bạn có thể bị dị ứng, kích ứng. Các nguyên nhân thường gặp gồm:
- Dị ứng thời tiết như thời tiết quá nóng, quá lạnh.
- Dị ứng thức ăn, nhất là thức ăn giàu đạm như trứng, hải sản.
- Dị ứng với mỹ phẩm bao gồm mỹ phẩm chăm sóc da và làm đẹp.
- Dị ứng với quần áo bao gồm chất liệu quần áo và mặc đồ quá chật.
- Dị ứng với thuốc khiến da nổi mẩn, nổi mụn trứng cá do thuốc.
- Dị ứng kích ứng với lông động vật…
Trong trường hợp bị dị ứng, kích ứng thì da nổi mẩn đỏ khi tiếp xúc với các dị nguyên. Tuy nhiên các dấu hiệu phát ban của da sẽ được cải thiện sau khi dùng thuốc và tránh xa các dị nguyên. Mặc dù thế, bệnh có nguy cơ tái phát rất cao và có thể sẽ phải điều trị duy trì trọn đời.
Các giải pháp cải thiện tình trạng da đơn giản và hiệu quả
Để cải thiện tình trạng da nổi mẩn chúng ta cần xác định được nguyên nhân là gì. Xem đó có phải là bệnh lý hay chỉ là dấu hiệu da liễu thông thường. Từ đó, bạn sẽ có cách chăm sóc da cũng như điều trị phù hợp nhất.
Thăm khám dùng bác sĩ da liễu
Bước đầu tiên là hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa da liễu để nhận hỗ trợ. Để chắc chắn hơn, bạn nên dành thời gian tới cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Việc đánh giá trực tiếp tình trạng da sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận chẩn và lên phương án điều trị an toàn.
Đảm bảo vệ sinh cho da
Bước tiếp theo là bạn phải giữ vệ sinh da sạch sẽ. Làm sạch da ngay khi có dấu hiệu nổi mẩn đỏ bất thường. Nhất là khi da nổi mẩn đỏ sau khi bạn mặc quần áo mới, dùng sữa tắm hoặc kem dưỡng da, mỹ phẩm mới. Bởi rất có thể đây là tác nhân gây dị ứng da. Nếu sau vài giờ đồng hồ mà các triệu chứng được cải thiện thì bạn sẽ không cần lo lắng.
>>>>>Xem thêm: Nhiễm trùng da là gì? Cách phòng tránh da bị nhiễm trùng
Bảo vệ da tốt hơn
Khi da bị nổi mẩn đỏ, bạn cũng cần bảo vệ da tốt hơn. Bảo vệ da trước các điều kiện thời tiết cực đoan như nắng gió, khói bụi. Hạn chế ra đường khi da đang nổi mẩn. Hãy ở trong nhà, tốt nhất là phòng điều hòa mát để làm dịu da.
Tránh tác động mạnh lên trên da
Nếu bạn cảm thấy da bị ngứa, đừng gãi. Bởi móng tay của bạn sẽ khiến da bị trầy xước và vô tình đưa vi khuẩn đến gần da hơn. Lúc này, da sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng. Không chỉ nổi mẩn mà da sẽ bị nổi mụn viêm, bị loét gây đau đớn.
Không tự ý dùng thuốc
Không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị tình trạng da nổi đốm đỏ. Ngay cả khi bạn đã biết mình mắc bệnh gì thì cũng cần đợi chỉ định của bác sĩ. Điều này đảm bảo an toàn cho chính bạn. Bởi việc dùng thuốc bôi, uống bừa bãi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trường hợp lạm dụng không kê đơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Lời khuyên: Tình trạng da nổi mẩn đỏ không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, vấn đề sẽ phức tạp hơn nếu như bạn để lâu, kéo dài và điều trị sai phương pháp. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc đông y trong điều trị các bệnh da liễu. Nhất là sản phẩm điều trị cấp tốc để tránh gây ảnh hưởng đến da.
Mọi thông tin chi tiết về tình trạng da nổi mẩn đỏ, bạn hãy chủ động gọi cho phòng khám Dr.thaiha để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia đầu ngành. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và tự tin với làn da trẻ đẹp!