Phụ nữ mang thai bị herpes môi thường rất lo lắng bởi ai cũng biết đây là bệnh có khả năng lây truyền. Vậy bị herpes khi mang thai có sao không, có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Hãy cùng Dr.thaiha tìm hiểu để lựa chọn các giải pháp kiểm soát và điều trị hiệu quả herpes môi khi mang thai.
Bạn đang đọc: Bị herpes môi khi mang thai có làm sao không, cần làm những gì?
Contents
Herpes sinh dục khi mang thai là như thế nào?
Herpes môi khi mang thai được gây ra bởi virus HSV. Đây là loại virus gây tổn thương ở da, niêm mạc và ảnh hưởng đến thần kinh. Virus ảnh hưởng đến cả người lớn, trẻ nhỏ và hiện chưa có cách điều trị triệt để.
Các chủng virus HSV khiến phụ nữ mang thai bị herpes môi gồm:
HSV1: Tác nhân gây ra herpes môi ở phụ nữ mang thai. Virus này thường gây bệnh ở phần trên của cơ thể như miệng, môi, họng, mắt.
HSV2: Tác nhân gây herpes sinh dục khi mang thai. Tổn thương xuất hiện ở phần dưới cơ thể. Bao gồm âm đạo, dương vật, hậu môn và trực tràng…
Với người bị herpes môi khi mang thai, có thể đồng thời chịu ảnh hưởng của cả HSV1 và HSV2. Xét nghiệm bệnh phẩm gồm máu, tế bào da, dịch tiết ở tổn thương mụn rộp… sẽ giúp chúng ta biết chính xác chủng virus HSV và mật độ virus. Từ đó đưa ra những lựa chọn điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
Dấu hiệu bị herpes môi khi mang thai là gì?
Herpes môi khi mang thai có đặc trưng là mụn nước. Do đó bệnh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như mụn rộp môi, mụn rộp miệng, mụn rộp sinh dục môi miệng.
Virus gây ảnh hưởng đến các thai phụ với các dấu hiệu đặc trưng sau:
- Phụ nữ mang thai bị herpes môi với cảm giác ngứa ngáy và nóng rát. Vùng môi bị ngứa chính là vùng sẽ bị nổi mụn rộp sau đó.
- Sự xuất hiện của các mụn nước ở môi, mép. Ban đầu mụn sẽ nhỏ và mọc đơn lẻ. Nhưng sẽ nhanh chóng phát triển về kích thước và tập trung thành các tổn thương lớn.
- Vị trí bị ảnh hưởng ảnh hưởng bao gồm môi, miệng, bên trong má và họng… Dễ quan sát nhất là herpes môi khi mang thai.
- Trong mụn nước có chứa dịch và sẽ vỡ tự nhiên. Sau khi vỡ, da sẽ xuất hiện các vết loét và đóng vảy nhất nhanh.
- Tổn thương môi tự lành sau khoảng 10-14 ngày. Hầu như không để lại sẹo và cũng rất khi bị thâm da…
Trong một vài trường hợp bị herpes môi khi mang thai sẽ có hiện tượng tiểu buốt và tăng tiết dịch âm đạo. Điều này có nghĩa là virus HSV không chỉ ảnh hưởng đến môi miệng mà đã tấn công cả vào cơ quan sinh dục. Cơ thể có thể chống lại virus bằng các dấu hiệu sốt cao và nổi hạch bạch huyết.
Bị herpes môi khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Herpes môi ở phụ nữ mang thai nói riêng và mụn rộp sinh dục nói chung được cảnh báo là nguy hiểm. Bởi bệnh xảy ra ở thời kỳ nhạy cảm nhất của cơ thể, đó chính là thai kỳ kéo dài 9 tháng 10 ngày. Nếu không điều trị tốt thì herpes sinh dục khi mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Những vấn đề mà phụ nữ mang thai bị herpes môi phải đối mặt gồm:
Khó khăn trong việc điều trị herpes môi khi mang thai
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bị herpes môi khi mang thai thường khó điều trị hơn các nhóm đối tượng khác. Bởi hiện bệnh được điều trị chủ yếu bởi thuốc kháng virus và kháng sinh nếu có bội nhiễm. Dùng thuốc theo đường bôi hoặc uống.
Các loại thuốc điều trị herpes môi khi mang thai cần được sử dụng một cách thận trọng để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Và cho đến nay việc điều trị herpes môi ở phụ nữ mang thai vẫn đang là một thách thức, gặp nhiều khó khăn. Bởi chỉ dùng sai thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Có thể lây bệnh cho trẻ sơ sinh
Phụ nữ mang thai bị herpes môi có thể làm ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh thông qua những tiếp xúc hàng ngày. Virus HSV từ người mẹ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của trẻ bằng nhiều con đường khác nhau. Ví dụ như một nụ hồn. Từ đó virus sẽ ở trong cơ thể trẻ và đợi thời cơ gây mụn rộp môi.
Với người bị herpes môi khi mang thai và bị cả herpes sinh dục thì nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn. Virus dễ dàng tấn công trẻ qua đường sinh thường. Làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây tổn thương niêm mạc và giác mạc…
Tìm hiểu thêm: Mụn cóc ở tay: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả
Đây cũng chính là lý do tại sao người bị bị herpes môi khi mang thai cần điều trị khỏi trước khi mang thai. Nếu không cần lựa chọn các biện pháp sinh nở an toàn cho thai nhi như mổ chủ động.
Herpes môi khi mang thai ảnh hưởng đến sinh hoạt
Herpes môi ở phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Bệnh khiến cho các thai phụ ăn uống khó khăn hơn, giao tiếp bị ảnh hưởng và từ đó tác động đến tâm lý của các mẹ bầu.
Phụ nữ mang thai bị herpes môi dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo lắng. Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Có trường hợp vợ bị lây mụn rộp từ chồng đã bị căng thẳng quá mức dẫn đến chứng trầm cảm. Vậy nên, bị herpes ở môi khi mang thai sẽ là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Khi bị nổi mụn rộp môi bạn sẽ khó có thể che dấu. Những tổn thương rõ ràng ở môi miệng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. Cộng thêm việc cơ thể tăng cân quá mức, da sỉn màu khi mang thai sẽ khiến cho phụ nữ bị herpes môi khi mang thai càng thiếu tự tin vào chính mình.
Không những thế họ còn có thể chịu những dị nghị từ người xung quanh. Bởi không phải ai cũng có kiến thức chuẩn về herpes môi. Và có nhiều người vẫn đang cho rằng chỉ có quan hệ lăng nhăng mới mắc bệnh này…
Cần làm gì khi bị herpes sinh dục trong thai kỳ
Thai kỳ kéo dài 9 tháng 10 ngày, đủ cho mụn rộp sinh dục môi tái phát nhiều lần. Gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, cuộc sống của các thai phụ. Chính vì thế, chúng ta không nên chủ quan khi thấy môi nổi mụn nước dù đó chỉ là một vài nốt mụn nhỏ li ti.
Những việc mà người bị herpes môi khi mang thai cần làm tốt để kiểm soát bệnh gồm:
Thăm khám và điều trị chuẩn y khoa
Phụ nữ mang thai bị herpes môi cần tìm kiếm sự hỗ trợ y tế từ bác sĩ của bạn. Bác sĩ chuyên khoa sẽ có thể đưa ra những hướng dẫn và đề xuất phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và giai đoạn thai kỳ hiện tại. Tư vấn phác đồ điều trị để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc chống vi-rút hoặc kháng sinh an toàn với thai phụ để giảm triệu chứng và thời gian bùng phát. Một số loại thuốc bình thường được sử dụng là acyclovir, valacyclovir hoặc famciclovir.
>>>>>Xem thêm: Mụn mạch lươn là gì? Có cần điều trị không?
Khi điều trị mụn rộp môi, các thai phụ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Dùng thuốc theo chỉ dẫn, đúng về liều lượng, số lượng và thời gian quy định để có kết quả tốt nhất.
Kiểm soát nguy cơ lây nhiễm virus cho người khác
Để giảm triệu chứng và giảm nguy cơ lây truyền virus cho thai nhi và người thân, bạn có thể thử các biện pháp sau:
- Tránh tiếp xúc với vùng môi có mụn ộp: tránh cọ mặt, sờ tay vào vùng môi bị tổn thương.
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt trước khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh. Tránh ôm hôn trẻ cũng như người thương.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân có tính nhạy cảm cao. Nhất là những đồ dùng ẩm ướt như khăn tắm, khăn mặt và bàn chải răng.
Lối sống và chế độ ăn uống khoa học
Phụ nữ bị herpes môi khi mang thai nên duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống cân đối, ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng. Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và uống đủ nước.
Ngoài ra, các thai phụ cũng cần tránh ăn đồ ăn có chứa hàm lượng arginin cao, như các loại hạt, sô-cô-la và bia. Bởi nó có thể kích thích sự phát triển của virus HSV. Hạn chế tiếp xúc với tác nhân kích thích như ánh nắng mặt trời mạnh hoặc gió lạnh. Nhất là ánh nắng mặt trời để không khiến cho HSV tái hoạt…
Liên hệ thêm với Dr.thaiha nếu bạn cần được hỗ trợ điều trị herpes sinh dục khi mang thai, herpes môi ở phụ nữ mang thai. Trân trọng!