Mụn mạch lươn là một trong những dạng mụn gây tổn thương nghiêm trọng cho da. Tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về tình trạng mụn này. Đây là nguyên nhân khiến cho việc điều trị mãi không đạt được hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin nhằm giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách điều trị mụn mạch lươn.
Bạn đang đọc: Mụn mạch lươn là gì? Có cần điều trị không?
Contents
Mụn mạch lươn là mụn như thế nào?
Mụn mạch lươn thực chất là một dạng của mụn trứng cá. Đây là tình trạng mụn trứng cá hỗn hợp gồm có sự xuất hiện của các nốt mụn nang, mụn viêm và cả những ổ áp xe nhỏ trên da.
Mụn mạch lươn không quá phổ biến nhưng khi xảy ra lại dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng. Các nốt mụn có sự nối thông với nhau nên khi viêm nhiễm sẽ rất nhanh lây lan. Những nốt mụn nang lớn thường đi kèm với tình trạng viêm nhiễm. Vì thế nên khi bị mụn này thường hay bị sưng đau, khó chịu.
Những dấu hiệu giúp bạn nhận biết mụn mạch lươn bao gồm:
- Xuất hiện các nốt mụn và nang mụn. Các nang mụn nằm sâu trong lỗ chân lông, chứa đầy vi khuẩn, bã nhờn và tế bào da chết.
- Các nang mụn lớn dần và cứng lại tạo nên những nốt sần trên da. Vùng da sưng quanh những nốt mụn mạch lươn sưng lên và tấy đỏ.
- Những nốt mụn có sự thông nối với nhau từ đó khiến cho tổn thương da rộng hơn. Da bị tổn thương nặng hơn.
- Bên trong các nốt mụn là dịch mủ nên khi vỡ rất dễ gây loét vùng da đó.Dễ tạo thành các ổ áp xe gây đau đớn và có mùi khó chịu khi vỡ ra.
Việc điều trị mụn mạch lươn không hề đơn giản, thậm chí có nguy cơ tái phát cao. Do đó nếu bạn đang bị tình trạng mụn này cần phải tìm đến cơ sở da liễu uy tín để được thăm khám và điều trị chuẩn y khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Nguyên nhân gây ra mụn mạch lươn là gì?
Nguyên nhân gây mụn mạch lươn khá đa dạng, tuy nhiên có thể xếp thành hai nhóm nguyên nhân chính.
Nguyên nhân bên trong cơ thể
Nguyên nhân bên trong cơ thể là do sự tăng tiết bã nhờn ở da. Hoặc là do sừng hóa nang lông (keratin tích tụ tạo nên tế bào chết và nang lông bị chặn vít lại khiến cho da sần sùi, hình thành nốt mụn).
Bị mụn mạch lươn cũng có thể là do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có cha, mẹ, ông bà đã bị thì nguy cơ bạn mắc phải sẽ rất lớn. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bị nổi mạch lươn là do bệnh tự miễn. Và trường hợp này thường rất khó kiểm soát.
Nguyên nhân bên ngoài
Một số yếu tố bên ngoài cơ thể cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị mụn mạch lươn. Chẳng hạn như:
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, thức khuya, thiếu ngủ, ăn đồ cay nóng. Đây là những tác nhân làm mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, tăng nguy cơ gây mụn.
- Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi gây ảnh hưởng đến da. Khiến da bị bít tắc lỗ chân lông dẫn đến hình thành mụn.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, trang điểm không phù hợp. Các sản phẩm có chứa hoạt tính corticosteroid, paraben, cồn khiến da bị ảnh hưởng, xuất hiện mụn.
- Da bị nhiễm vi khuẩn P.Acnes, khi gặp điều kiện thuận lợi, phát triển nhanh, gây ra tụ cầu và hình thành mụn mạch lươn.
Mụn mạch lươn cũng xuất phát từ các loại trứng cá thông thường như mụn đầu đen, đầu trắng. Để xác định được chính xác gây mụn mạch lươn là gì bạn cần thăm khám.
Bác sĩ chuyên khoa sau khi khám và khai thác tiền sử mới có thể chẩn đoán được nguyên nhân gây mụn là gì. Đồng thời hướng dẫn cách điều trị chuẩn y khoa để đạt được hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Đắp mặt nạ trong thời gian bao lâu là tốt nhất?
Những biến chứng nguy hiểm của mụn mạch lươn
Khác với các loại mụn thông thường khác, mụn mạch lươn rất nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây hại đến sức khỏe, tâm sinh lý. Cụ thể:
Gây tổn thương da nghiêm trọng, mất thẩm mỹ
Mụn mạch lươn có thể hình thành nên những vết sẹo lớn, các sẹo teo, sẹo phì đại. Những vết sẹo lớn thậm chí có thể làm hỏng cấu trúc da. Chưa kể đến nguy cơ tái phát mụn rất lớn khi điều trị không đúng cách. Mỗi đợt tái phát thì nguy cơ để lại sẹo càng nhiều lên.
Ngoài ra, mụn mạch lươn còn là nguyên nhân gây tình trạng tăng sắc tố. Đây là lý do khiến cho da không đều màu bởi tình trạng thâm mụn và sẹo mụn để lại.
Do đó, có thể thấy mụn mạch lươn ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ. Mụn khiến cho nhiều người cảm thấy tự ti nhất là khi xảy ra ở vùng mặt. Tác động tiêu cực đến cấu trúc da tự nhiên.
Ảnh hưởng nghiêm đến tâm lý
Mụn mạch lươn có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Đặc biệt là những bạn trẻ nằm trong độ tuổi thanh thiếu niên. Mụn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ vì vậy khiến cho họ cảm thấy tự ti, mặc cảm.
Thậm chí khi lo lắng trong thời gian dài còn tăng nguy cơ trầm cảm. Nhất là khi mụn mạch lươn xuất hiện ở nhóm người đã có mặc cảm về ngoại hình.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Tình trạng mụn mạch lươn nghiêm trọng, gây đau đớn, khó chịu. Một số người, nhất là phụ nữ mang thai khi điều trị bằng những loại thuốc cấm kỵ có thể ảnh hưởng đến thai kỳ.
Dùng thuốc điều trị cũng có thể gây nên những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, vùng da bị mụn còn rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Thậm chí khiến da bị bỏng gây ảnh hưởng sức khỏe và chăm sóc khó khăn.
Bởi vậy nên khi bị mụn mạch lươn, bạn cần chủ động điều trị càng sớm càng tốt. Việc chữa trị sớm sẽ góp phần hạn chế được những biến chứng nguy hiểm của tình trạng này.
>>>>>Xem thêm: Cách điều trị da mặt bị nhiễm corticoid [HỮU ÍCH CHO BẠN]
Điều trị mụn mạch lươn như thế nào cho hiệu quả?
Việc điều trị mụn mạch lươn khá phức tạp, tốt nhất bạn không nên tự ý dùng thuốc. Đặc biệt bạn càng không nên tự ý dùng các nguyên liệu tự nhiên để chữa trị.
Khi gặp phải tình trạng này tốt nhất bạn nên thăm khám tại cơ sở da liễu uy tín. Các bác sĩ sau khi thăm khám, xác định được tình trạng sẽ hướng dẫn điều trị phù hợp.
Thông thường các bước thăm khám, điều trị mụn mạch lươn sẽ bao gồm:
Bước 1: Thăm khám da liễu bằng cách soi da để xác định mức độ, tình trạng mụn. Kết hợp với khai thác tiền sử để tìm ra nguyên nhân và đưa ra cách điều trị phù hợp.
Bước 2: Làm sạch da sau đó tiến hành loại bỏ nhân mụn bằng các dụng cụ y tế vô trùng tuyệt đối. Không gây tê giảm đau khi nặn mụn mạch lươn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể nặn mụn mạch lươn.
Bước 3: Điều trị mụn bằng thuốc có thể bao gồm thuốc uống và thuốc bôi. Các loại thuốc đặc trị cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bước 4: Sử dụng công nghệ cao để loại bỏ mụn khi tình trạng đã trở nên nghiêm trọng. Đó có thể là chiếu laser, trị liệu bằng công nghệ ánh sáng xanh, ánh sáng IPL. Hoặc xử lý mụn bằng công nghệ laser hiện đại.
Chú ý, với tình trạng trứng cá mạch lươn, bệnh nhân không tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà. Không cố gắng cạy nặn mụn để tránh tổn thương da. Hãy tuân thủ yêu cầu điều trị của bác sĩ đưa ra để có thể kiểm soát mụn nhanh chóng và điều trị hiệu quả nhất.
Trứng cá mạch lươn ít gặp nhưng lại đặc biệt nguy hiểm. Chính vì thế, khi các nang mụn xuất hiện kèm dấu hiệu sưng đau bạn sẽ cần thận trọng hơn. Hãy dành thời gian tới với Dr.thaiha để được các bác sĩ chuyên khoa lên phương án điều trị an toàn và hiệu quả mụn mạch lươn ngay từ khi chúng vừa hỏi thăm da bạn nhé. Trân trọng!