Nhiễm trùng da là gì? Cách phòng tránh da bị nhiễm trùng

Rate this post

Nhiễm trùng da có thể do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc da, tăng nguy cơ hoại tử mô. Nhiễm trùng cũng có thể ảnh hưởng đến máu. Và khi nhiễm trùng huyết xảy ra cũng là lúc mà sức khỏe, tính mạng của bạn bị đe dọa.

Bạn đang đọc: Nhiễm trùng da là gì? Cách phòng tránh da bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng da là gì?

Khi tổn thương da xuất hiện và không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng da. Nhiễm trùng da là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ bệnh lý da nghiêm trọng do sự xâm nhập của vi nấm, virus, ký sinh trùng.

Tình trạng nhiễm trùng thường xuất hiện kèm theo dấu hiệu sưng đau khó chịu. Da bị tích dịch mủ và có thể dẫn đến hoại tử môi. Nhiễm trùng da nặng cũng có thể làm ảnh hưởng đến máu và từ đó gây ra nhiễm trùng huyết. Đây là một vấn đề sức khỏe cực kỳ nghiêm trọng, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Nhiễm trùng da là gì? Cách phòng tránh da bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng da xảy ra khi nào?

Nhiễm trùng da xảy ra khi da của bạn có tổn thương hở. Khi vết thương không được xử lý đúng cách sẽ tạo môi trường cho các tác nhân gây nhiễm trùng sinh sôi và phát triển. Bao gồm vi khuẩn, virus, nấm và các ký sinh trùng khác. Tác nhân gây nhiễm trùng phổ biến nhất hiện nay vẫn là tụ cầu vàng và phế cầu khuẩn.

Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng da ở người gồm:

  • Nhiễm trùng da do các bệnh da liễu liên quan như mụn trứng cá, viêm da mủ…
  • Nhiễm trùng do da có tổn thương như côn trùng đốt, đứt tay hoặc các vết trầy xước.
  • Nhiễm trùng do nặn mụn trứng cá không an toàn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm phát triển.
  • Nhiễm trùng da ở người bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do vết thương chậm lành và vi khuẩn tấn công nhanh chóng hơn.
  • Da bị nhiễm trùng do các điều kiện sinh hoạt như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, điều kiện thời tiết ẩm thấp.
  • Nhiễm trùng da trên cơ thể người bị suy giảm miễn dịch. Bao gồm bệnh lao, nhiễm HIV, AIDS…
  • Nhiễm trùng có nguy cơ cao hơn do tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch… ở bệnh nhân đang điều trị bệnh…

Dấu hiệu nhiễm trùng da là gì?

Nhiễm trùng da khởi phát tác các vết thương hở trên da. Dù cho đó chỉ là một vết xước rất nhỏ hay một vết đứt trên da thì nguy cơ nhiễm trùng sẽ đều có thể xảy ra.

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng da nhiễm trùng được chia theo tác nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:

Dấu hiệu nhiễm trùng da do vi khuẩn

  • Da bị sưng, phù nề ở nhiều mức độ.
  • Cảm giác đau nhức và ngứa ngáy nhẹ.
  • Da bị tụ mủ và có dấu hiệu chảy dịch.
  • Cảm giác nóng ở vùng da bị nhiễm trùng.
  • Các dấu hiệu toàn thân gồm ớn lạnh, sốt cao cũng có thể xảy ra

Các dấu hiệu nhiễm trùng da này thường xảy ra với các bệnh lý gồm: Viêm mô tế bào, mụn nhọt, áp xe, chốc lở, viêm nang lông, Erythrasma, viêm tuyến mồ hôi mưng mủ, nhiễm tụ cầu vàng,…

Nhiễm trùng da là gì? Cách phòng tránh da bị nhiễm trùng

Dấu hiệu nhiễm trùng da do virus

Dấu hiệu nhận biết gồm phát ban trên da và gây ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng mụn nước xuất hiện và bệnh nhân bị đau dây thần kinh. Ngoài ra, các dấu hiệu nhiễm trùng do virus dễ gặp phải là đau họng và sưng hạch bạch huyết.

Tình trạng nhiễm trùng da do virus thường xuất hiện ở bệnh nhân sởi, zona, thủy đậu, u mềm lây, herpes môi, herpes sinh dục, mụn cóc. Ngoài ra nhiễm trùng da cũng xảy ra ở bệnh tay chân miệng và có khả năng lây lan cao hơn các dạng nhiễm trùng khác.

Dấu hiệu nhiễm trùng do nấm

Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là tình trạng ngứa da. Kèm theo đó là da bị dày sừng, bong vảy trắng. Cảm giác da bị đỏ hơn nhiều và xuất hiện các mụn nước. Các triệu chứng nhiễm trùng da do nấm thường xen kẽ nhau và hay bị nhầm lẫn với các dạng nhiễm trùng khác.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng da ở bệnh nhân mắc bệnh hắc lào, nấm da, nhiễm nấm âm đạo. Ở trẻ nhỏ thì phổ biến sẽ là tình trạng hăm da tại các vùng da kín, có các nếp gấp da.

Dấu hiệu da nhiễm trùng do ký sinh trùng

Dấu hiệu đặc trưng nhất là tình trạng ngứa da. Da nổi mẩn và xuất hiện tổn thương viêm loét. Nhiễm trùng da do ký sinh trùng thường do chấy rận gây ra. Yếu tố nguy cơ cao khi chúng ta không đảm bảo vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

Nhiễm trùng da có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng da được đánh giá là nguy hiểm. Đây có thể là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng máu, hoại tử da và gây tử vong.

Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nhiễm trùng da do virus và vi khuẩn nguy hiểm nhất. Bởi tình trạng nhiễm trùng không chỉ khó kiểm soát mà còn có khả năng lây nhiễm cao. Trong đó, nhiễm trùng da do virus còn có thể để lại di chứng, làm ảnh hưởng đến thần kinh, não và phổi…

Do đó, chúng ta cần xác định tác nhân gây nhiễm trùng da thông qua việc làm xét nghiệm liên quan. Từ kết quả thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra cho bạn một kế hoạch điều trị an toàn, hiệu quả. Cùng với đó là các giải pháp phòng tránh nhiễm trùng da tái phát trong tương lai.

Tìm hiểu thêm: Mụn cơm ở chân là bệnh gì? Cách điều trị không tái phát mụn cơm

Nhiễm trùng da là gì? Cách phòng tránh da bị nhiễm trùng

Các phương pháp điều trị nhiễm trùng da

Tùy theo tác nhân gây nhiễm trùng mà giải pháp điều trị nhiễm trùng da sẽ có sự thay đổi. Cụ thể như sau:

Điều trị nhiễm trùng da do vi khuẩn

Các vi khuẩn gây bệnh có xu hướng tấn công vào tầng sâu của cấu trúc da và xâm nhập vào những cơ quan khác nếu không được kiểm soát kịp thời. Do đó, chúng ta cần điều trị nhiễm trùng da do vi khuẩn càng sớm càng tốt. Đây chính là yêu cầu bắt buộc.

Đầu tiên bạn cần làm sạch da của mình bằng nước muối sinh lý để tránh bội nhiễm. Kết hợp sử dụng các loại mỡ kháng sinh hoặc dung dịch chấm vào vùng da tổn thương nhằm ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Nếu da bị nhiễm trùng nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thêm các kháng sinh đường uống, tiêm. Thuốc sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng lan tỏa đến máu.

Điều trị nhiễm trùng da do virus

Chủ yếu sẽ là điều trị và chăm sóc tại chỗ để khống chế sự phát triển của virus gây nhiễm trùng da. Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm: Dung dịch xanh methylen; Thuốc kháng histamine; Thuốc kháng virus Acyclovir… Thuốc dùng theo đường uống/ bôi với sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị nhiễm trùng da do nấm

Với trường hợp chẩn đoán nhiễm trùng da do nấm bạn sẽ cần điều trị tại chỗ bằng thuốc kháng nấm. Bên cạnh đó cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ để có thể kiểm soát sự phát triển của nấm trên da. Nếu nhiễm trùng nặng gây ngứa ngáy nhiều có thể sử dụng thêm thuốc kháng histamine H1.

Điều trị nhiễm trùng do ký sinh trùng

Sử dụng thuốc bôi ngoài da để tiêu diệt tác nhân gây bệnh đồng thời giúp tăng sức đề kháng của da. Kết hợp điều trị kháng sinh để tránh da bị bội nhiễm. Đặc biệt là người bệnh không nên gãi da nếu bị ngứa để tránh tổn thương da. Tạo cơ hội cho nhiễm trùng da trầm trọng hơn…

Nhiễm trùng da là gì? Cách phòng tránh da bị nhiễm trùng

>>>>>Xem thêm: Nổi mụn trên cánh tay là bị làm sao? Biện pháp cải thiện

Khi nào cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Với các trường hợp nhiễm trùng da nặng, chúng ta không thể tự điều trị tại nhà. Cần tới cơ sở y tế trong các trường hợp sau:

  • Sốt cao liên tục trong nhiều giờ.
  • Đỏ, sưng và nóng rát ở tổn thương.
  • Cảm giác đau gia tăng xung quanh vết thương.
  • Vết thương chảy dịch màu vàng hoặc dịch xanh lá cây.
  • Các quầng đỏ trên da xung quanh vết thương có xu hướng tăng.
  • Đau nhức khó chịu và vùng tổn thương bị loét rộng hơn.
  • Người bệnh có vẻ rất yếu ớt, rối loạn nhịp thở và nhịp tim…

Nhiễm trùng da sẽ không nguy hiểm nếu như được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều không ý thức được rằng nhiễm trùng sẽ ngày một nặng hơn dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám. Đây chính là nguy cơ khiến cho nhiễm trùng da ngày một trầm trọng và có thể gây ra nhiều hệ lụy.

Ngay lúc này, nếu bạn đang có dấu hiệu nhiễm trùng da, hãy chia sẻ với bác sĩ chuyên khoa để có sự tư vấn chi tiết hơn. Trân trọng!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5