Tiêm filler được đánh giá là phương pháp làm đẹp cho hiệu quả tức thì. Mặc dù thế vẫn có những người không được phép tiêm filler để đảm bảo sự an toàn. Và nếu bạn muốn biết ai không nên tiêm filler thì hãy theo dõi bài chia sẻ sau của Dr.thaiha. Đừng quên chia sẻ thông tin hữu ích này tới người thân, bạn bè của mình để cùng nhau làm đẹp an toàn.
Bạn đang đọc: Ai không nên tiêm filler để đảm bảo an toàn tuyệt đối
Contents
Filler là gì? Sử dụng như thế nào?
Filler là chất có khả năng làm đầy da. Thành phần có trong filler là HA. Đây là hoạt chất có có khả năng ngậm nước để giúp da căng bóng và ẩm mượt. Chính vì thế, HA được xem là thành phần không thể thiếu để kiến tạo làn da đẹp.
Filler từ lâu đã được sử dụng trong thẩm mỹ da với đa dạng các mục đích. Nổi bật nhất là xoá nhăn, làm đầy các vùng khuyết thiếu mô mỡ và tạo hình tự nhiên cho gương mặt. Tiêm filler cũng là phương pháp thẩm mỹ nội khoa thịnh hành toàn cầu. Dịch vụ thẩm mỹ ăn khách nhất tại thời điểm hiện tại.
Filler được sử dụng bằng việc dùng kim tiêm đầu nhọn để đưa đến đúng vùng điều trị đích. Liều lượng filler cho mỗi vùng sẽ khác nhau. Giao động từ 0,5 – 4cc filler cho mỗi vùng. Bác sĩ có thể điều chỉnh tiêm sát xương hoặc tiêm trên bề mặt da tuỳ từng mục đích sử dụng filler.
Ngay khi tiêm được đưa ra vào cơ thể, filler sẽ gia tăng thể tích tự nhiên và giúp làm đầy da một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bạn sẽ cần tiêm lại filler sau 9-12 tháng bởi chất làm đầy sẽ tự phân rã trong khoảng thời gian này.
Mặc dù được FDA chấp thuận và được phép thực hiện ở rất nhiều cơ sở y tế chuyên khoa. Nhưng không phải ai cũng có thể tiêm filler. Chỉ định filler sẽ được bác sĩ đưa ra sau khi đã đánh giá được tình trạng da và nắm được mong muốn của khách hàng. Chỉ tiêm filler tại cơ sở y tế uy tín và cùng với bác sĩ có tay nghề cao.
Ai không nên tiêm filler để đảm bảo an toàn
Filler có thể gây ra tác dụng phụ và cũng có thể để lại biến chứng. Tuy nhiên, tỷ lệ thường là rất thấp. Để hạn chế tối đa điều này bạn sẽ cần biết ai không nên tiêm filler.
Các trường hợp không nên tiêm filler gồm:
Người chưa đủ 18 tuổi
Dù cho bạn là nam hay nữ giới thì cũng không nên tiêm filler khi bạn chưa đủ 18 tuổi. Bởi khi này da của bạn vẫn đang rất đẹp, chưa có các dấu hiệu lão hoá. Chính vì thế, việc tiêm filler ở độ tuổi này không khiến cho da của bạn đẹp hơn. Thay vào đó sẽ gây ra sự lãng phí không cần thiết.
Người bị dị ứng với HA
Ai không nên tiêm filler? Nếu bạn bị dị ứng với HA thì bạn sẽ không được sử dụng filler để làm đẹp. Vậy nên, nếu da của bạn đã từng bị dị ứng với HA đường bôi hoặc đường tiêm thì hãy thông báo với bác sĩ chuyên khoa sớm. Tránh cố tình tiêm filler bởi nó sẽ khiến da của bạn “biểu tình”. Các dấu hiệu dị ứng filler sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn.
Người có da bị nhiễm trùng
Filler sẽ không được thực hiện tại vùng da đang có dấu hiệu nhiễm trùng. Bao gồm các tổn thương hở lâu lành, vùng da đang có dấu hiệu viêm và có nguy cơ hoại tử.
Ngoài ra, bạn cũng không nên tiêm filler nếu như nền da của bạn đang có dấu hiệu nhạy cảm quá mức. Nếu da của bạn quá yếu, hãy tìm cách phục hồi da trước khi tiến hàng các liệu trình filler.
Tìm hiểu thêm: Cằm lẹm tiêm filler có được không? Chuyên gia chia sẻ
Người có quá nhiều kỳ vọng vào filler
Bạn có thể kỳ vọng vào hiệu quả ngay lập tức của filler. Nhưng bạn sẽ không thể kỳ vọng filler sẽ duy trì hiệu quả vĩnh viễn. Bởi điều này là không thể.
Filler có thành phần HA với tuổi thọ ngắn. Thời gian duy trì hiệu quả của filler sẽ dài nhất là 12 tháng. Sau khi filler được làm tan thì da sẽ từ từ trở về trạng thái ban đầu. Chính vì thế bạn không thể mong chờ filler giúp làn da đẹp vĩnh viễn.
Phụ nữ có thai không nên tiêm filler
Các mẹ bầu sẽ đứng đầu danh sách ai không nên tiêm filler để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Mặc dù chúng ta chưa thể chứng minh tác hại của filler với các thai phụ và thai nhi. Và nếu bạn vẫn muốn làm đẹp với filler khi mang thai thì hãy xin ý kiến tư vấn từ các chuyên gia. Tránh phải hối hận về sau.
Người mắc bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là biến chứng tiểu đường sẽ không được tiêm filler. Bởi khi tiêm filler sẽ gây ra tổn thương trên da. Đặc điểm của người bệnh tiểu đường là rất khó lành thương. Do đó, từ các tổn thương vi điểm mà kim tiêm filler để lại có thể dẫn đến tình trạng viêm loét, hoại tử mô da.
Người bị sẹo rỗ lõm cần cân nhắc khi tiêm filler
Hiện có rất nhiều ý kiến cho rằng tiêm filler sẽ giúp điều trị sẹo rỗ, sẹo lõm. Bởi bản chất của filler và chất làm đầy da nên có thể nâng cao nền sẹo. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa không khuyến khích bạn tiêm filler vào vùng da có sẹo.
Nguyên nhân là filler chỉ mang đến hiệu quả điều trị “giả”. Sẹo được làm đầy ngay sau khi filler được đưa vào nhưng sẹo cũng sẽ hồi sau khi filler phân rã hoàn toàn. Do đó đây là phương pháp điều trị sẹo không hiệu quả, gây ra sự lãng phí.
Người nghiện rượu bia không nên tiêm filler
Ai không nên tiêm filler để đảm bảo an toàn tuyệt đối? Nếu bạn nằm trong nhóm người bị nghiện rượu bia thì bạn sẽ không nên tiêm filler. Bởi rượu bia và các chất kích thích sẽ gây rối loạn đông máu, làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương của da. Khiến cho da bị bầm tím, sưng đau sau khi tiêm filler.
Hơn thế, rượu bia còn làm cho filler khó định hình, từ đó giảm hiệu quả thẩm mỹ. Bên cạnh đó, filler sẽ bị tan rất nhanh khi bạn uống quá nhiều bia rượu. Vậy nên, cần tránh tiêm filler cho những người nghiện bia rượu.
>>>>>Xem thêm: Tràn filler mũi: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Ai được phép tiêm filler theo đúng quy định
Chúng ta thường chỉ quan tâm đến người được chỉ định tiêm filler mà không biết rằng người thực hiện tiêm filler cũng có những điều kiện nhất định. Bạn có thể tiêm filler ở bất kỳ nơi đâu nhưng cần đảm bảo người tiêm filler phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu sau:
- Người tiêm filler là bác sĩ chuyên khoa da liễu thẩm mỹ được đào tạo bảo bản. Không phải bác sĩ tay ngang, chủ Spa hay chủ thẩm mỹ viện.
- Người tiêm filler phải có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh và chứng chỉ hành nghề tiêm filler theo đúng quy định.
- Người tiêm filler phải nắm được giải phẫu da. Phải biết cấn đối liều lượng filler cho từng vùng tiêm và có kỹ thuật tiêm chuẩn.
- Người tiêm filler phải biết cách phát hiện, kiểm soát và hỗ trợ khách hàng thăm khám, điều trị tác dụng phụ và các biến chứng thẩm mỹ.
- Cuối cùng, người tiêm filler phải là người có tâm với nghề. Đặt sự an toàn của khách hàng lên trên lợi ích của bản thân…
Nếu bạn chưa biết ai không nên tiêm filler và ai có thể giúp bạn tiêm filler một cách an toàn thì hãy lựa chọn Dr.thaiha. Phòng khám sẽ giúp bạn làm đẹp hiệu quả và an toàn với sản phẩm filler chính hãng được BYT cấp phép lưu hành công khai.
Trực tiếp bác sĩ Vũ Thái Hà – chuyên gia đào tạo filler sẽ hoàn thành tiêm filler cho bạn. Bác sĩ cũng sẽ là người giúp bạn kiểm soát biến chứng filler từ các dịch vụ làm đẹp kém chất lượng. Hãy liên hệ với phòng khám và bác sĩ để có tư vấn chính xác nhất về các liệu trình tiêm filler trẻ hoá da phù hợp với bạn. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ, tự tin với làn da đẹp.