Bệnh lở miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 

Rate this post

Bệnh lở miệng được biết đến với nhiều tên gọi khác như nhiệt miệng, loét miệng. Bệnh không chỉ gây tổn thương đến niêm mạc miệng mà kèm theo đó là cảm giác đau, khó chịu. Đáng chú ý khi chứng lở miệng tái diễn nhiều lần và làm cho việc ăn uống, nói chuyện trở nên khó khăn hơn. Hãy cùng nhau cập nhật các kiến thức về bệnh lở miệng để cùng phòng trị hiệu quả bạn nhé.

Bạn đang đọc: Bệnh lở miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 

Bệnh lở miệng là gì?

Lở miệng là bệnh da liễu thường gặp. Đây là một bệnh lành tính nhưng lại có sức “công phá” lớn. Bởi lở miệng sẽ kèm theo những cơn đau ở miệng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Chứng lở miệng có thể gặp ở mọi độ tuổi. Bệnh khiến cho niêm mạc miệng bị loét nên còn được gọi là loét miệng. Dân gian còn gọi lở miệng là bệnh nhiệt miệng và cho rằng bệnh được hình thành là do cơ thể bị nóng trong.

Tuy nhiên, các tài liệu y khoa chỉ ra rằng có nhiều dạng lở miệng khác nhau. Các tác nhân gây lở miệng cũng khác nhau. Từ đó, các tổn thương liên quan cũng có nhiều sự thay đổi. Do đó, cần có chuẩn đoán phân biệt rõ ràng về các tổn thương ở khoang miệng để điều trị một cách hiệu quả nhất.

Bệnh lở miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 

Nguyên nhân gây lở miệng là gì?

Niêm mạc miệng của bạn có thể bị lở loét do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có các nguyên nhân bệnh lý và ngoài bệnh lý. Cụ thể như sau:

Bệnh lở miệng do nguyên nhân ngoài bệnh lý

  • Bao gồm việc ăn uống không khoa học với thức ăn quá nóng khiến cho niêm mạc miệng bị tổn thương. Hoặc do bạn cắn phải niêm mạc khi ăn uống quá nhanh, vội.
  • Bệnh lở miệng cũng có thể là do khoang miệng bị tổn thương do đụng dập, té ngã, bị đánh.
  • Lở miệng do bị ảnh hưởng bởi các thủ thuật chỉnh nha. Trong quá trình thực hiện chỉnh nha, niêm mạc miệng bị tổn thương.
  • Trẻ nhỏ dễ bị lở miệng do bị các vật sắc nhọn đâm vào niêm mạc. Bởi trẻ thường hay ngậm, cắn đồ chơi.
  • Lở miệng do khoang miệng bị tổn thương liên quan đến việc vệ sinh răng miệng. Như đánh răng một cách thô bạo.

Ngoài ra, bệnh lở miệng cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các chất hóa học như axit, nước vôi, nước súc miệng quá đậm đặc. Hoặc do bạn dùng nhiều kem đánh răng nhưng súc miệng chưa kỹ…

Bệnh lở miệng do nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, chứng lở miệng cũng có thể là cảnh báo các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Cụ thể như sau:

Lở miệng do nhiễm khuẩn

Một số loại vi khuẩn có thể gây viêm loét và hoại tử cấp tính ở niêm mạc miệng. Đáng chú ý nhất là vị trí quanh ổ răng. Thường gặp ở những đối tượng bị thiếu hụt dinh dưỡng, có hệ miễn dịch bị suy yếu. Nhất là những người đang trong quá trình điều trị bệnh và không giữ vệ sinh răng miệng hợp lý.

Bị lở miệng do virus tấn công

  • HSV virus

Một trong những tác nhân gây bệnh lở miệng, loét niêm mạc môi miệng chính là virus. Được xác định nhiều nhát là HSV – Tác nhân gây ra mụn rộp sinh dục.

Virus này sẽ khiến cho môi, miệng của bạn bị nổi mụn nước. Mụn nước lan rộng sau đó sẽ lỡ và tạo thành các vùng loét. Kèm theo đó là cảm giác đau, khó chịu và có thể gặp tình trạng viêm hạch, sốt cao.

Tìm hiểu thêm: Tóc thưa, tóc mỏng là như thế nào? Nguyên nhân là gì?

Bệnh lở miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 

  • VZV virus

Đây cũng là một loại virus có khả năng gây viêm loét da. Tác nhân gây ra chứng bệnh thủy đậu. Virus này tiềm ẩn trong mô thần kinh và sẽ chờ thời cơ để phát triển thành bệnh thủy đậu.

Đặc trưng của Varicella zoster virus (VZV) là khiến cho cơ thể phát ban. Tình trạng nổi mụn sẽ xuất hiện ở toàn cơ thể. Virus ảnh hưởng nhánh dây thần kinh số V gây loét miệng. Từ đó, bệnh nhân sẽ bị đau họng, khó nhai nuốt, khó nói chuyện. Dấu hiệu sốt cao kéo dài…

  • Coxsackie virus

Đây là tác nhân nguy hiểm khiến cho trẻ nhỏ bị bệnh lở miệng. Coxsackie virus gây ra bệnh tay chân miệng và có thể phát triển thành dịch ở các cơ sở chăm sóc trẻ tập trung.

Tổn thương liên quan sẽ là mụn nước trên nền đỏ tạo thành loét. Bạn có thể nhận biết các triệu chứng bệnh ở niêm mạc miệng, lưỡi gà, niêm mạc má. Ngoài ra, bệnh nhân tay chân miệng sẽ còn bị nổi mụn ở lòng bàn tay, bàn chân.

Dấu hiệu bệnh lở miệng cần được chú ý

Tổn thương của bệnh lở miệng rất đa dạng. Thay đổi tùy theo tác nhân gây ra tình trạng lở loét là gì. Tuy nhiên, bạn sẽ cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Khoang miệng, họng xuất hiện tổn thương mụn và viêm loét. Có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường với các tổn thương của bệnh lở miệng.
  • Người bệnh có cảm giác rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống. Có trường hợp không thể ăn uống như bình thường gây suy nhược cơ thể.
  • Tình trạng lở loét kéo dài có thể kèm theo mủ hoặc không mủ. Điều này khiến cho việc chăm sóc răng miệng gặp nhiều khó khăn. Hơi thở có mùi khó chịu.
  • Các dấu hiệu toàn thân gồm mệt mỏi kéo dài, nổi hạch bạch huyết, suy nhược cơ thể, sốt cao… 

Nói chung là bệnh lở miệng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Một vài trường hợp được cảnh báo là có nguy cơ lây nhiễm cao. Chưa dừng lại ở đó, chứng lở miệng còn có thể tái phát nhiều lần gây khó chịu cho con người.

Điều trị bệnh lở miệng bằng cách nào?

Đa phần các tổn thương lở loét miệng không nguy hiểm. Tình trạng lở miệng cũng sẽ tự khỏi mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên thời gian phục hồi sẽ thường kéo dài và gây khó chịu cho người bệnh.

Mục tiêu điều trị đầu tiên là giảm các triệu chứng đau khi bị lở miệng. Trường hợp bị sốt sẽ cần uống thêm thuốc hạ sốt. Ngoài ra tùy theo tác nhân gây lở loét miệng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc phù hợp như acyclovir, famciclovir, acyclovir. Nếu có dấu hiệu bội nhiễm sẽ sử dụng kháng sinh kết hợp.

Bệnh lở miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân mặt bị rỗ và cách điều trị hiệu quả

Trong quá trình điều trị bệnh lở miệng, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không sử dụng bia rượu khi bị các vết lở loét ở môi miệng. Hãy dùng ống vòi để uống nước để tránh gây tổn thương miệng.
  • Tránh ăn thức ăn mặn, chua cay, đồ ăn nóng bởi nó sẽ khiến bạn bị đau nhiều hơn. Nên ăn đồ ăn lỏng, dễ nuốt để giảm các triệu chứng đau tức khó chịu.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi điều trị bệnh lở miệng. Tuy nhiên cần chú ý tránh chải răng vào tổn thương viêm loét để không là chấn thương nặng hơn.
  • Ăn uống đủ chất (vitamin C, PP, B6, B12 như: rau xanh các loại, hoa quả chín, cam, chanh, bưởi, thịt, cá, trứng, sữa…) để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nếu sau 2 tuần, các vết lở loét ở miệng không cải thiện bạn sẽ cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để nhận hỗ trợ y tế. Tuyệt đối không tự ý điều trị bằng thuốc đông y, thuốc nam hoặc thuốc tây y khi chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh lở miệng là gì.

Chú ý, tình trạng lở loét miệng có thể tái phát nhiều lần. Do đó, cần có các giải pháp điều trị dự phòng thích hợp để ngăn chặn sự phát triển trở lại của các tổn thương.

Ngay lúc này, nếu bạn đang bị lở loét miệng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Dr.thaiha để nhận tư vấn điều trị hiệu quả. Trân trọng!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5