Bệnh thủy đậu là nỗi ám ảnh đối với nhiều người. Bởi nó không chỉ gây ra những tổn thương da ngứa ngáy, đau đớn. Bệnh còn để lại những vết sẹo khó khắc phục được gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về thủy đậu là bệnh gì, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả bạn hãy tham khảo bài viết sau.
Bạn đang đọc: Bệnh thuỷ đậu là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị
Contents
Bệnh thủy đậu là bệnh gì?
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Bệnh do virus Varicella – Zoster gây nên và có thể dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp. Hoặc lây khi ho, hắt hơi, dịch tiết khi dùng chung đồ cá nhân với người bệnh.
Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ nhanh chóng nhân số lượng ở niêm mạc đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh thường từ 10 đến 21 ngày sau đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu của bệnh.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là trẻ em nằm trong độ tuổi từ 1 – 14 tuổi. Theo thống kê có đến khoảng 90% trẻ nằm trong nhóm tuổi này mắc bệnh.
Tuy nhiên hiện nay số lượng trẻ được tiêm vắc xin phòng thủy đậu đã tăng lên đáng kể. Do đó số lượng trẻ mắc bệnh cũng đã giảm đi rất nhiều.
Người lớn cũng có nguy cơ mắc thủy đậu nhưng tỷ lệ nhiễm phải sẽ ít hơn. Tuy nhiên vẫn có những ca bệnh ở người lớn dẫn đến biến chứng nặng. Thậm chí có những trường hợp tử vong khi không được điều trị đúng và kịp thời.
Thủy đậu có thể chữa được và chữa khỏi. Hầu hết bệnh chỉ xuất hiện một lần trong đời. Tuy nhiên ngay cả khi đã điều trị khỏi bệnh thì virus vẫn tồn tại trong cơ thể. Nhưng chúng tồn tại ở trạng thái tiềm ẩn, không gây bệnh nếu cơ thể khỏe mạnh. Chỉ khi sức đề kháng suy giảm, suy nhược cơ thể thì virus có thể tái hoạt động và gây bệnh zona thần kinh.
Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu là gì?
Nguyên nhân chính gây bệnh thủy đậu là virus Varicella Zoster (VZV). Đây là loại virus thuộc họ herpesviruses nên nó có những đặc tính cấu trúc giống như virus Herpes Simplex.
Loại virus này có có thể tồn tại đến vài ngày trong các vảy thủy đậu. Tuy nhiên chúng cũng khá dễ chết khi dùng các thuốc sát khuẩn thông thường.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, virus VZV sẽ nhân lên nhanh chóng. Sau đó lan nhanh ra nhiều vùng da và niêm mạc trên cơ thể rồi tồn tại ở dạng tiềm ẩn. Khi gặp điều kiện thuận lợi thì các triệu chứng bệnh sẽ bùng phát. Bệnh thủy đậu lây từ người sang người thông qua các con đường như:
- Lây truyền trực tiếp khi nói chuyện với người bệnh thông qua dịch tiết hoặc giọt bắn khi nói chuyện với người bệnh. Hoặc là tiếp xúc gần với người bệnh ho, hắt hơi.
- Bệnh thủy đậu cũng lây truyền gián tiếp khi dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh. Chẳng hạn như bạn dùng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng,…
Virus thủy đậu lây lan mạnh nhất là khoảng 1 – 2 ngày trước khi người nhiễm bệnh có triệu chứng. Khi các nốt mụn thủy đậu đã đóng vảy thì khả năng lây lan gần như không còn.
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu trải qua các giai đoạn khác nhau và sẽ có những triệu chứng riêng như sau:
Giai đoạn ủ bệnh
Lúc này người bệnh gần như không có triệu chứng nào bất thường. Do đó khó có thể phát hiện được mình đã nhiễm virus thủy đậu. Thời gian ủ bệnh thường khoảng 10 – 21 ngày tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe mỗi người.
Giai đoạn khởi phát bệnh
Lúc này các triệu chứng bệnh thủy đậu bắt đầu xuất hiện. Người bệnh xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu. Người cảm thấy đau nhức, phát ban nhỏ, sốt nhẹ, nổi hạch sau tai. Tuy nhiên nhiều người khi có những dấu hiệu này vẫn chưa biết mình đang mắc bệnh thủy đậu.
Tìm hiểu thêm: Sự khác biệt giữa da mặt và da toàn thân có thể bạn chưa biết?
Giai đoạn toàn phát
Lúc này các triệu chứng bệnh đã rất rõ ràng khi có các nốt mụn nước lan khắp cơ thể. Từ vùng mặt, đầu, cho đến toàn thân, chân và tay đều toàn là nốt mụn.
Những nốt mụn nước có hình tròn, đường kính khoảng 1 – 3mm. Bên trong mụn có chứa chất dịch màu trắng hoặc trắng đục. Nếu như bị bội nhiễm vi khuẩn thì sẽ kèm theo mủ.
Một số trường hợp người bệnh còn xuất hiện các các nốt ban đỏ. Chúng xuất hiện trên nhiều vùng da, có màu hồng hoặc đỏ. Những nốt ban, sẩn này thường gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
Giai đoạn phục hồi
Khoảng 7 – 10 ngày từ sau khi các nốt mụn nước bùng phát thì chúng sẽ vỡ. Sau đó mụn dần dần khô lại và đóng vảy, lớp da non mới dần được tái tạo. Dịch trong các nốt mụn chuyển dần từ trắng sang vàng, khô dần. Sau đó thì đóng vảy tiết trong khoảng 4 – 5 ngày. Những vảy tiết này sẽ rụng dần trong khoảng 1 – 3 tuần sau đó.
Nếu bệnh không gây biến chứng thì vảy tiết bong đi để lại các dát màu hồng. Hoặc có thể thâm da nhưng không để lại sẹo. Trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng mụn nước sẽ để lại sẹo. Đặc biệt là khi bị bội nhiễm sẽ gây sẹo lõm, sẹo lồi một thời gian hoặc sẹo vĩnh viễn.
Những biến chứng có thể gặp khi bị thủy đậu
Thủy đậu được xếp vào nhóm bệnh nhẹ. Nhưng nếu không được can thiệp thì hoàn toàn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như:
- Gây nhiễm khuẩn da, mô mềm, nhất là khi không được điều trị hoặc vệ sinh đúng cách. Những nốt mụn nước vỡ ra có thể gây nhiễm trùng bên trong. Thậm chí là nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
- Biến chứng viêm não xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Lúc này người bệnh thường sốt cao, hôn mê, co giật, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu. Nếu không được điều trị kịp thời hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong.
- Viêm phổi cũng là biến chứng có thể gặp ở người bệnh trưởng thành. Người bệnh có các biểu hiện như ho nhiều, ho ra máu, tức ngực, khó thở.
- Viêm cầu thận cấp, viêm thận cũng là những biến chứng người bệnh có thể gặp phải. Biểu hiện của người bệnh là tiểu ra máu, suy thận.
Những biến chứng ít gặp hơn như viêm khớp tràn dịch, bệnh zona, viêm tai giữa, viêm niêm mạc miệng. Hoặc viêm cơ tim, viêm dây thần kinh, viêm thanh quản,… Đặc biệt sau khi mắc thuỷ đậu nguy cơ bị zona rất cao. Đây là bệnh dễ ảnh hưởng đến thần kinh, gây nguy hiểm đến sức khoẻ.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân hình thành nếp nhăn ở đuôi mắt là gì? Phương pháp xoá nếp nhăn là gì?
Điều trị bệnh thủy đậu bằng cách nào?
Có thể thấy bệnh thủy đậu tiềm ẩn những biến chứng hết sức nguy hiểm. Vì vậy khi được chẩn đoán mắc bệnh bạn cần chủ động điều trị thủy đậu càng sớm càng tốt.
Phương pháp điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả hiện nay là dùng thuốc. Các loại thuốc chủ yếu như:
- Thuốc kháng virus: Giúp chống lại virus, ức chế sự phát triển và hoạt động của virus. Qua đó cải thiện được tình trạng bệnh tốt hơn.
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh sẽ được sử dụng để bôi ngoài da với các trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm.
- Thuốc giảm đau: Làm dịu những cơn đau khi các nốt mụn vỡ, gây lở loét. Đặc biệt là những tổn thương do các nốt mụn ở vùng miệng.
- Thuốc hạ sốt: Dùng cho những trường hợp người bệnh sốt cao trên 38,5 độ C.
- Thuốc kháng Histamin: Những trường hợp ngứa ngáy khó chịu có thể bôi loại thuốc này.
Điều trị bệnh thủy đậu tốt nhất nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh bạn nên tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán, xác định tình trạng và hướng dẫn điều trị an toàn cho bạn.
Ngay lúc này, bạn có thể liên hệ với Dr.thaiha để được tư vấn về bệnh thuỷ đậu và được hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất. Trân trọng!