Làm đầy cằm lẹm bằng filler để đẹp hơn, giúp khuôn mặt cân đối về tỉ lệ nhưng nhiều người không ngờ về biến chứng tiêm filler cằm khi chọn nhầm địa chỉ khiến tiền mất tật mang. Vậy làm sao để đề phòng cũng như sở hữu kết quả mãn nhãn nhất? Nếu lỡ bị biến chứng sau tiêm filler thì nên làm gì để khắc phục? Cùng tham khảo bài viết sau đây!
Bạn đang đọc: Biến chứng tiêm filler cằm – Lời cảnh tỉnh khi làm đẹp không chọn lọc
Contents
Các biến chứng tiêm filler cằm thường gặp
Nếu đã quyết định làm đẹp thì bạn nên tham khảo thông tin về dịch vụ trước khi thực hiện. Các biến chứng filler cằm dưới đây sẽ giúp bạn cân nhắc và lựa chọn kỹ lưỡng hơn khi muốn tân trang nhan sắc.
Cằm lệch do tiêm filler không đều
Có thể nói đây là biến chứng phổ biến nhất khi làm đầy cằm bằng filler. Với mắt thường có thể dễ dàng nhận ra cằm bị lệch, không cân xứng do kỹ thuật của người tiêm không cao hoặc lượng filler dùng cho 2 bên cằm chênh nhau.
Bên cạnh đó, cằm lệch sau tiêm filler còn làm mất cân đối của ngũ quan khuôn mặt, làm dị dạng, biến dạng dáng cằm ban đầu.
Filler vón cục, hoại tử cằm
Làm đẹp tại các cơ sở không uy tín, giá rẻ dễ chọn nhầm các dạng filler không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường. Khi tiêm vào cằm, filler dễ gây nên tình trạng vón cục, cứng đơ khiến dáng cằm mất cảm giác tự nhiên.
Filler kém chất lượng cũng dễ dẫn đến nguy cơ hoại tử cằm. Khi filler lưu lại trên da thời gian dài, làm nhiễm trùng vùng da được tiêm, nếu không kịp thời xử lý tình trạng này dần nặng hơn, biểu hiện rõ qua tình trạng: sưng to, tấy đỏ, đau nhức, mưng mủ vùng cằm đã tiêm, …
Dị ứng, mẩn đỏ sau tiêm filler cằm
Filler là hoạt chất đã được nghiên cứu và áp dụng trong các phương pháp thẩm mỹ vì độ lành tính cũng như hiệu quả làm đẹp cao. Tuy nhiên, nếu gặp các biểu hiện như: vùng da được tiêm filler nóng rực, khó chịu, ngứa ngáy khác thường bên trong da hoặc xuất hiện các hạt đỏ, bang đỏ theo mảng trên da thì chắc hẳn bạn đã tiêm phải các dạng filler dỏm.
Xử lý biến chứng tiêm filler cằm như thế nào?
Mặc dù là phương pháp tạo hình cằm đầy bằng filler rất phổ biến nhưng không ít trường hợp dở khóc dở cười sau khi tiêm xong. Chính vì vậy, lời khuyên cho bạn khi gặp phải biến chứng tiêm filler cằm như sau:
Kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ
Cần thăm khám với bác sĩ thẩm mỹ có chuyên môn cao để xác định được tình trạng hiện tại và tìm cách khắc phục phù hợp. Bác sĩ sẽ xem xét mức độ trầm trọng của biến chứng bằng cách khám, siêu âm hoặc chụp cộng hưởng để có nhận định chính xác về các hoạt chất được tiêm vào mô da, mức độ viêm nhiễm của các vùng da lân cận và xử lý bằng kỹ thuật chuyên sâu.
Tiêm tan Filler, nạo Filler bị vón cục
Đối với các loại filler có thành phần Hyaluronic acid, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tan, quá trình làm tan hoàn toàn phải đợi từ 3 – 7 ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là thời gian phổ biến, ngoài ra còn phải dựa vào cơ địa, cũng như lượng chất filler được tiêm vào cằm trước đó nhiều hay ít.
Các trường hợp tiêm tan filler nhất thiết phải do bác sĩ chuyên khoa thực hiện, vì chỉ có bác sĩ chuyên môn mới có thể xác định lượng chất tiêm tan phù hợp cho từng vùng da. Không nên tự ý tiêm tan tại nhà hoặc đến các spa nhằm hạn chế “tiền mất tật mang” lần thứ 2.
Nếu filler bị vón cục và thành phần chính không phải Hyaluronic acid, thì nạo filler chính là giải pháp thích hợp. Các bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để lấy filler bị đơ cứng, vón cục ra khỏi cằm. Tất cả quá trình diễn ra đều không đau vì trước khi tiến hành khách hàng sẽ được tiêm tê vùng cằm.
Thực hiện chăm sóc theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ
Sau khi xử lý biến chứng tiêm filler cằm, thì bạn cần thực hiện chăm sóc, kiêng cữ và làm đẹp theo chỉ dẫn của bác sĩ về cách vệ sinh vùng cằm, các kiêng cữ trong ăn uống. Bên cạnh đó, nên lưu ý thêm về thời gian có thể can thiệp thẩm mỹ trở lại nhằm đảm bảo an toàn cũng như sở hữu được kết quả làm đẹp hài lòng nhất.
Nên hay không tiêm filler cằm
Filler là phương pháp làm đầy không phẫu thuật, rất thích hợp cho các chị em ngại đụng chạm đến dao kéo, xâm lấn. Do đó, tiêm filler rất thịnh hành và được sử dụng với tỷ lệ cao. Hoạt chất filler được Bộ Y Tế kiểm định và cho phép sử dụng tại các cơ sở thẩm mỹ nên chị em hoàn toàn có thể làm đầy cằm hoặc tiêm môi trái tim, tạo dái tai phong thủy, … và nhiều dịch vụ khác.
Tuy nhiên, để tránh biến chứng tiêm filler cằm thì bạn không nên:
- Tiêm filler tại các spa, salon tóc, không được cấp phép về dịch vụ tiêm.
- Bỏ qua giai đoạn tìm hiểu kỹ thông tin về quyền hạn, giấy tờ cũng như uy tín tại địa chỉ tiêm filler đã lựa chọn.
- Ham giá rẻ với các loại filler không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường.
- Không kiểm tra kỹ về thông tin bác sĩ thực hiện tiêm filler cho mình.
Để tránh các biến chứng cũng như sở hữu một dáng cằm đẹp, phong thủy thì chị em nên lựa chọn cho mình một cơ sở làm đẹp đủ giấy phép, uy tín hoạt động trong lĩnh vực này. Các cơ sở có thương hiệu, không chỉ đảm bảo về chuyên môn, mà còn có chính sách bảo hành, cũng như xử lý rủi ro (nếu có) giúp bạn yên tâm hơn khi làm đẹp.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về các biến chứng tiêm filler cằm phổ biến cũng như cách xử lý, nên hoặc không nên làm gì để tránh biến chứng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, có thể liên hệ Phòng Khám Da Liễu Thẩm Mỹ Bác Sĩ Vũ Thái Hà qua hotline 096 822 1166 để được tư vấn chi tiết hơn.
Phòng Khám Da Liễu Thẩm Mỹ Bác Sĩ Vũ Thái Hà là một trong những cơ sở thẩm mỹ hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ nổi tiếng với các dịch vụ tạo hình nâng mũi, cắt mí, căng chỉ, mà các dịch vụ về filler cũng rất được tin chọn. Do đó, nếu có nhu cầu làm đẹp hoặc các thắc mắc xoay quanh dịch vụ, có thể tư vấn online nhanh chóng và chính xác.
Videos liên quan