Có nên tiêm môi trái tim không, cần lưu ý những điều gì?

Rate this post

Có nên tiêm môi trái tim không và điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Đây là một trong những câu hỏi nhận được sự quan tâm của các bạn gái trẻ tuổi. Và nếu như bạn muốn có câu trả lời cho riêng mình, hãy cùng với Dr.thaiha tìm hiểu về thủ thuật tiêm filler tạo hình môi với những vấn đề liên quan qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Có nên tiêm môi trái tim không, cần lưu ý những điều gì?

Môi trái tim là dáng môi như thế nào?

Môi là một chi tiết được đặc biệt chú ý trên gương mặt. Không chỉ nằm ở vị trí trung tâm mà môi còn là nơi để chúng ta thể hiện tình cảm thông qua những nụ hôn. Chính vì thế, nét môi chính là để thể hiện sự quyến rũ ở không chỉ nữ giới mà còn ở nam giới.

Trên thực tế, có nhiều dáng môi khác nhau. Nhưng đẹp hơn cả chính là dáng môi trái tim. Gọi là môi trái tim vì đây là dạng môi có hai cánh môi trên tính từ đường nhân trung nhô cao đối xứng nhau và uốn lượn mềm mại giống như đỉnh của hình trái tim.

Dáng môi trái tim sẽ có độ căng mọng và đầy đặn. Từ đó sẽ tạo sức hút cho khuôn mặt. Vậy nhưng không phải ai cũng may mắn sử hữu môi trái tim. Và tiêm filler chính là giải pháp tạo hình môi trái tim đơn giản, hiệu quả được rất nhiều chị em lựa chọn.

Có nên tiêm môi trái tim không, cần lưu ý những điều gì?

Tiêm filler môi trái tim là như thế nào?

Tiêm filler môi trái tim là việc sử dụng một lượng chất làm đầy vừa phải để tiêm vào dưới môi nhằm tạo ra dáng môi trái tim. Phương pháp thẩm mỹ hiện đại nhưng lại không sử dụng dao kéo nên có độ an toàn cao. Đây cũng là một trong những xu hướng làm đẹp mới của giới trẻ.

Có nên tiêm môi trái tim không? Để tiêm môi trái tim, bác sĩ chuyên khoa cần sử dụng khoảng từ 1 – 1,5cc filler tạm thời với thành phần chính là HA. Sử dụng kim tiêm chuyên dụng để trực tiếp đưa filler vào dưới môi. Tiến hành tiêm đúng vị trí để tăng thể tích môi và tạo hình dáng môi như mong muốn.

Ngay sau khi tiêm xong, dáng môi của bạn sẽ có một sự thay đổi hoàn toàn. Đảm bảo độ căng mọng và mềm mại của môi. Đặc biệt, tiêm filler môi chỉ để lại tổn thương rất nhỏ nên sẽ không cần kiêng cữ quá nhiều, không hề ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.

Có nên tiêm filler môi không?

Nếu bạn đang muốn biết có nên tiêm filler môi không thì hãy xem xem mình có đủ tiêu chỉ để làm thẩm mỹ hay không. Theo các bác sĩ, mặc dù là thủ thuật thẩm mỹ ít phức tạp nhưng tiêm filler môi cần đòi hỏi độ chính xác cao. Bác sĩ sẽ là người đưa ra chỉ định có nên tiêm môi trái tim không dựa theo những mong muốn thẩm mỹ của khách hàng.

Tiêm filler môi trái tim phù hợp với những trường hợp sau:

  • Người có dáng môi mỏng muốn tạo hình môi dày hơn, căng mọng hơn.
  • Người có dáng môi lệch. Môi trên dày nhưng môi dưới mỏng và ngược lại.
  • Người có các dấu hiệu nếp nhăn ở môi, đáng chú ý là nếp nhăn dọc môi.
  • Người có môi bị lão hóa với các dấu hiệu khô môi thường xuyên.
  • Người muốn chỉnh sửa dáng môi một cách tự nhiên và an toàn.
  • Người muốn tạo hình môi cánh én, môi cười, môi trái tim nhưng sợ đau và không muốn nhìn thấy máu…

Để có chỉ định có nên tiêm filler môi không mọi người cần tới cơ sở y tế để bác sĩ đánh giá tình trạng môi. Sau khi xem xét một cách kỹ lưỡng và nắm bắt mong muốn của khách hàng, bác sĩ mới có thể tư vấn liệu trình thẩm mỹ phù hợp.

Môi dày có nên tiêm filler không?

Có nên tiêm môi trái tim không nếu như môi của bạn bị dày. Về cơ bản thì việc tiêm filler sẽ làm tăng thể tích môi, làm đầy môi. Điều này sẽ vô tình khiến cho môi của bạn đã dày càng thêm dày.

Chính vì thế, với những người có cả hai môi trên và môi dưới đều dày thì cần cân nhắc kỹ lưỡng có nên tiêm môi trái tim không. Bởi hiệu quả thẩm mỹ khi này sẽ không được như kỳ vọng. Các bác sĩ hầu như không chỉ định tiêm filler trong các trường hợp này.

Tuy nhiên, nếu như bạn có vùng môi trên dày nhưng môi dưới lại mỏng (môi dưới dày, môi trên mỏng), mất cân đối thì có thể thực hiện tiêm filler. Lúc này, filler sẽ được tiêm vào phần môi mỏng hơn để tạo độ cân đối cho đôi môi. Mặc dù thế cũng cần tránh sự lạm dụng chất làm đầy trong thẩm mỹ môi.

Tìm hiểu thêm: Tiêm filler âm đạo để làm gì? Quy trình tiêm trẻ hoá âm đạo

Có nên tiêm môi trái tim không, cần lưu ý những điều gì?

Tiêm filler môi giữ được trong bao lâu?

Nếu bạn không muốn trung thành với một dáng môi thì hãy lựa chọn tiêm filler. Bởi lẽ, kết quả tiêm filler môi sẽ chỉ duy trì trong từ khoảng 9-12 tháng (với filler tạm thời) và khoảng từ 18-24 tháng (với filler bán tạm thời).

Sau khi filler bị phân hủy hoàn toàn, môi của bạn sẽ dần dần trở về trạng thái trước tiêm. Trong thời gian này, filler vẫn sẽ giúp kích thích sản sinh collagen nên bờ môi của bạn vẫn có độ căng bóng, mịn mượt và có sự quyến rõ. Bạn hoàn toàn có thể tiêm lại filler để duy trì hiệu quả thẩm mỹ.

Ngoài ra, tiêm filler môi giữ được lâu hay ngắn cũng tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc tại nhà. Nếu như bạn tuân thủ những yêu cầu chăm sóc được bác sĩ chuyên khoa đưa ra thì hiệu quả tiêm filler môi sẽ cao nhất. Ngược lại, nếu bạn chăm sóc bờ môi không khoa học thì filler sẽ tan nhanh hơn.

Có nên tiêm filler môi, biến chứng có thể gặp phải là gì?

Hãy đưa ra quyết định có nên tiêm filler môi hay không nếu như bạn đã nắm được các tác dụng phụ và biến chứng có thể xảy ra. Theo đó, ca filler môi có thể gặp một vài biến chứng nguy hiểm sau:

Biến dạng môi sau tiêm filler

Tạo hình môi bằng filler có thể gây biến dạng môi. Khiến cho dáng môi bị lệch, môi bị nổi cục cứng và bị sưng phù… điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.

Nguyên nhân khiến môi bị biến dạng sau tiêm filler bao gồm:

  • Sử dụng một lượng lớn chất làm đầy để tạo hình môi khiến cho việc chỉnh sửa quá đà.
  • Tiêm filler với một tốc độ nhanh và mạnh khiến cho chất làm đầy không được tán đều mà tập trung ở một vị trí.
  • Biến dạng môi cũng có thể liên quan đến việc tiêm sai vị trí gây ra tình trạng chèn hoặc tắc mạch máu nhỏ dưới da.

Dấu hiệu dị ứng với filler

Với filler HA, tỷ lệ bị dị ứng sau tiêm sẽ là cực thấp. Chính vì thế, bạn cũng không cần quá lo lắng về câu hỏi có nên tiêm filler môi không. Chỉ cần chọn lựa dòng sản phẩm chất lượng và sử dụng một cách an toàn.

Tuy nhiên, với filler không có khả năng tự phân hủy thì khả năng bị dị ứng sẽ rất cao. Khi này, cơ thể sẽ coi filler như một “vật thể lạ” và sẽ phát ra tín hiệu chống lại chất làm đầy. Tình trạng kích ứng, dị ứng có thể xảy ra sau một thời gian dài tiêm môi. Và biến chứng này rất phức tạp, khó kiểm soát.

Nhiễm trùng gây hoại tử môi

Trường hợp nhiễm trùng sau tiêm filler không phải là hiếm gặp. Phổ biến nhất là khi chúng ta lựa chọn tiêm môi ở những nơi không có uy tín, chất lượng kém. 

Dấu hiệu sưng viêm sẽ xuất hiện tại vùng da chịu tác động bởi filler. Da sẽ xuất hiện những ổ dịch, ổ mủ, ổ áp xe và gây cảm giác đau nhức khó chịu. Khi nhiễm trùng không được điều trị tốt sẽ ảnh hưởng đến mô da, gây ra tình trạng hoại tử và từ đó làm biến dạng môi hoàn toàn…

Có nên tiêm môi trái tim không, cần lưu ý những điều gì?

>>>>>Xem thêm: Tiêm filler ngực biến chứng như thế nào? Có nên tiêm không?

Bác sĩ chuyên khoa cảnh báo, biến chứng tiêm filler môi có thể xuất hiện sớm hoặc muộn tùy từng trường hợp. Thời gian theo dõi sau tiêm sẽ là khoảng từ 1-2 tuần. Có những trường hợp bị biến chứng sau một vài năm. Do đó, hãy cân nhắc kỹ về quyết định có nên tiêm filler môi không, nhất là khi đó lại là dịch vụ được cung cấp bởi một Spa không được cấp phép thực hiện tiêm filler.

Làm sao để có thể tiêm filler môi an toàn

Như vậy là chúng ta đã biết có nên tiêm filler môi hay không? Câu hỏi tiếp theo cần có giải đáp là làm sao để có thể tiêm môi một cách an toàn nhất.

Dr.thaiha xin đưa ra một số lưu ý quan trọng sau:

  • Lựa chọn địa chỉ tiêm môi uy tín, chất lượng. Cần có sự tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ có tay nghề cao.
  • Sử dụng filler có nguồn gốc rõ ràng, filler có khả năng phân hủy tự nhiên để có thể dễ dàng chỉnh sửa.
  • Không sử dụng chất kích thích hay rượu bia, thuốc lá cũng là một cách để giữ môi tiêm filler được lâu hơn và tránh tai biến thẩm mỹ.
  • Sau khi tiêm filler thì bạn nên hạn chế việc nhai kẹo cao su, va chạm vào môi. Cần tránh ăn đồ ăn nóng hoặc uống nước nóng.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và chăm sóc da một cách khoa học để giảm nguy cơ biến chứng thẩm mỹ…

Liên hệ ngay với Dr.thaiha để biết được có nên tiêm filler môi trái tim hay không và nhận được quy trình thẩm mỹ an toàn. Trân trọng!

Videos liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5