Tình trạng tiêm filler môi vón cục ngày càng phổ biến hơn. Nguyên nhân chủ yếu là kỹ thuật tiêm không chuẩn dẫn đến việc filler có độ phân bố không đồng đều. Trong trường hợp filler bị vón thành các cục lớn, không tự tan và gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì chúng ta sẽ cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ.
Bạn đang đọc: Filler môi vón cục có sao không? Khi nào cần bác sĩ
Contents
Dấu hiệu tiêm filler môi bị vón cục
Filler là chất làm đầy sinh học có thành phần chính là HA. Khả năng tương thích cao đến 99% sau khi được đưa vào cơ thể. Chính vì thế, filler đã được nhiều tổ chức y khoa trên thế giới chứng nhận về hiệu quả và độ an toàn. Ứng dụng phổ biến trong việc tăng thể tích mô, làm đầy nếp nhăn và trẻ hóa da tự nhiên.
Thông thường, tiêm filler sẽ chỉ gây ra một số phản ứng tạm thời gồm sưng, đau hoặc bầm tím. Các triệu chứng này được xem là tác dụng phụ của filler và hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng này sẽ tự biến mất sau khoảng từ 3-5 ngày tiêm.
Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp cảm thấy tiêm filler môi vón cục với các dấu hiệu đặc trưng sau:
- Môi bị sưng, vều với nhiều mức độ. Nghiêm trọng có thể gây biến dạng môi.
- Môi xuất hiện cảm giác đau nhức, khó chịu và tình trạng bầm tím sẽ năng hơn.
- Xuất hiện nhiều hạt nhỏ, cứng nổi lên trong lòng môi. Có thể cảm nhận bằng lưỡi…
Nguyên nhân tiêm filler môi vón cục là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tiêm filler môi vón cục là do lựa chọn nhầm địa chỉ thẩm mỹ. Việc tiêm tạo hình môi ở những cơ sở không được cấp phép hoạt động, không có đủ các điều kiện an toàn để làm thẩm mỹ sẽ khiến gia tăng biến chứng nguy hiểm sau tiêm.
Các số liệu thống kê cho thấy, có đến gần 80% số ca tiêm filler môi vón cụ đã sử dụng dịch vụ thẩm mỹ tại các Spa không tên tuổi. Khoảng 18% số ca biến chứng do tự học tiêm filler và tự thực hiện tại nhà. Còn lại chỉ có khoảng 2% số ca tiêm filler môi bị tác dụng phụ khi thực hiện tại cơ sở chuyên khoa được cấp phép.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng tiêm filler môi vón cục gồm:
Filler tiêm môi kém chất lượng
Cùng được gọi là filler nhưng thành phần của mỗi sản phẩm sẽ khác nhau. Và không phải loại filler nào cũng được sử dụng để tiêm cho vùng môi. Do đó, nếu bạn không chọn được cho mình một sản phẩm chất lượng thì nguy cơ bị vón cục sẽ là rất cao.
Tại các cơ sở kinh doanh không được cấp phép có thể sử dụng filler vĩnh viễn có thành phần silicon lỏng để qua mắt khách hàng. Hiệu quả thẩm mỹ có thể có nhưng do filler không thể tự tan, không bị cơ thể hấp thu nên nó sẽ được xem là vật thể lạ trong cơ thể.
Sau một thời gian, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách nổi u cục tại chỗ, nhiễm trùng dẫn đến hoại tử môi. Khi này, môi của bạn có nguy cơ biến dạng hoàn toàn. Do đó, để tránh tình trạng tiêm filler môi vón cục bạn cần tìm cho mình sản phẩm chất lượng.
Kỹ thuật tiêm filler không chuẩn
Ngay cả khi bạn đã có trong tay một loại filler chất lượng thì tình trạng filler môi vón cục vẫn có thể xảy ra. Đó là khi thao tác tiêm môi không đúng kỹ thuật.
- Tiêm quá nhanh: tiêm filler môi với tốc độ quá nhanh sẽ khiến cho filler không được trải đều mà sẽ tập trung tại một điểm. Điểm chứa nhiều nhiều filler sẽ nhô cao hơn những vùng còn lại.
- Tiêm không đúng lớp: Tiêm filler môi quá sát bề mặt da sẽ khiến chúng ta dễ dàng quan sát thấy các u cục. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể dùng một lượng nhỏ chất làm tan filler để cải thiện vấn đề.
- Tiêm quá nhiều filler: Việc người tiêm filler không điều chỉnh lượng sản phẩm cũng có thể gây ra tình trạng tiêm môi bị vón cục. Môi sẽ có dấu hiệu căng cứng, sưng phồng và biến dạng hoàn toàn.
- Tiêm nhầm vào vùng nguy hiểm: Vùng nguy hiểm được xác định là nơi chứa các mạch máu hoặc các dây thần kinh. Tập trung khá nhiều ở vùng môi dưới. Nếu filler bị tiêm và những vùng nguy hiểm này thì sẽ gây ra hàng loại các biến chứng. Và tiêm filler môi vón cục là một triệu chứng cảnh báo sự nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm: Quy trình tiêm filler môi an toàn, chất lượng như thế nào?
Nhiễm trùng sau tiêm do chăm sóc không khoa học
Một nguyên nhân khác khiến cho filler bị vón cục sau tiêm chính là việc chúng ta chăm sóc sức khỏe không hợp lý. Nguy cơ nhiễm trùng môi có thể xảy ra trong và sau khi tiêm filler.
Ví dụ như việc bác sĩ không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn trong khi tiêm thẩm mỹ. Hay như việc bệnh nhân không tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc và điều trị tại nhà đều có thể khiến gia tăng tình trạng tiêm filler môi vón cục.
Filler môi vón cục có nguy hiểm không, khi nào cần thăm khám
Tình trạng filler vón cục có thể nguy hiểm hay không nguy hiểm tùy theo nguyên nhân gây ra nó. Các bác sĩ có thể yêu cầu khách hàng theo dõi trong từ 24-72h đồng hồ để xem xem tình trạng này có được cải thiện hay không.
Bác sĩ có thể yêu cầu khách hàng chăm sóc tại nhà khoa học để giúp cho filler có độ ổn định tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thêm thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm sưng đau nếu cần thiết.
Nếu dấu hiệu filler vón cục không tự biến mất và các triệu chứng bất thường xuất hiện thì bạn sẽ cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám. Những cảnh báo nguy hiểm gồm:
- Môi ngày một sưng nhiều, biến dạng môi hoàn toàn.
- Môi đau và căng cứng, ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói chuyện.
- Môi bầm tím lan rộng và có dấu hiệu ngứa ngáy.
- Tình trạng môi bị tổn thương, tích dịch mủ và nhiễm trùng.
- Môi có dấu hiệu hoại tử dẫn đến mất mô hoàn toàn…
Xử lý tình trạng tiêm filler môi vón cục
Với những tình trạng filler môi vón cục bất thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ cần thăm khám để đánh giá chính xác tình hình và đưa ra những chỉ định điều trị an toàn. Chú ý, thời gian thăm khám càng sớm sẽ giúp chúng ta hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.
Các trường hợp và phương án xử lý thường gặp như sau:
- Trường hợp vùng tiêm bị sưng thông thường: Bác sĩ sẽ thực hiện massage nhẹ vùng filler môi vón cục để làm tan filler môi cách nhẹ nhàng. Có thể hướng dẫn kỹ thuật massage để khách hàng tự làm tại nhà.
- Trường hợp tiêm filler bị vón cục do phản ứng của cơ thể: Bạn sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm để uống và theo dõi trong ít nhất 5 ngày xem filler có ổn định hay không.
- Đối với các trường hợp bị biến chứng nặng: Các bác sẽ tiến hành tiêm hòa tan filler hoặc rút filler ra khỏi cơ thể để loại bỏ nguy cơ gây chèn mạch, tắc mạch dẫn đến hoại tử môi…
>>>>>Xem thêm: Tiêm filler dáng môi tự nhiên là như thế nào? Ở đâu chất lượng
Phòng tránh tình trạng tiêm môi bị vón cục
Tạo hình môi bằng filler HA đang ở một xu hướng làm đẹp thu hút được công chúng. Tuy nhiên, chúng ta không nên làm đẹp một cách bất chấp. Cần có sự chọn lọc để tránh được tình trạng tiêm filler môi bị vón cục gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tính mạng.
Một số việc khách hàng cần chú ý để có thể tiêm môi an toàn gồm:
- Luôn tìm hiểu chi tiết về dịch vụ tạo hình môi với filler và xem xem mình có thực sự phù hợp không. Cố gắng tìm hiểu về ưu điểm, nhược điểm của phương pháp.
- Lựa chọn địa chỉ tiêm filler môi uy tín, chất lượng. Không nên chạy theo những lời quảng cáo vô căn cứ. Hãy tìm đến địa chỉ được khách hàng chia sẻ nhiều nhất.
- Luôn sử dụng filler có thành phần HA lành tính để tiêm môi. Không sử dụng filler vĩnh viễn bởi nó chỉ có thể là silicon dạng lỏng.
- Thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm trẻ hóa môi. Chỉ để cho bác sĩ có tay nghề cao thực hiện tiêm môi cho mình nhằm đảm bảo an toàn.
- Tuân thủ mọi yêu cầu chăm sóc và điều trị tại nhà để tránh tình trạng tiêm filler môi vón cục. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả và kéo dài kết quả tiêm môi.
Tiêm filler môi hiện là dịch vụ thế mạnh tại Dr.thaiha – cơ sở thẩm mỹ nội khoa số 1 Hà Nội. Nếu bạn đang cần thêm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia về filler và kỹ thuật tiêm môi chuẩn, hãy liên hệ ngay với phòng khám để được giải đáp thắc mắc kịp thời. Chúc bạn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!