Môi dày có tiêm filler được không là câu hỏi được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm. Theo bác sĩ Vũ Thái Hà, môi dày tiêm filler được không sẽ còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Có người được phép tiêm nhưng cũng có người không thể bơm filler môi để đảm bảo tính thẩm mỹ. Hãy tham khảo bài chia sẻ sau của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề tiêm môi dày bạn nhé!
Bạn đang đọc: Môi dày có tiêm filler được không? Chuyên gia chia sẻ
Contents
Tiêm filler môi là như thế nào?
Tiêm filler môi là phương pháp thẩm mỹ được thực hiện để sửa chữa một vài khuyết điểm của môi. Trong đó, đáng chú ý là:
- Tăng thể tích môi để giúp cho môi đạt độ dày như mong muốn. Môi từ đó sẽ căng mọng, quyến rũ hơn.
- Tiêm môi dày còn giúp cho bạn chỉnh dáng môi tự nhiên mà không tác động dao kéo. Trong đó, dáng môi trái tim, môi cười, cánh én luôn được ưa chuộng nhất.
- Tiêm môi cũng giúp cải thiện lão hóa gồm: giúp giảm các nếp nhăn môi, tăng độ hồng hào một cách tự nhiên…
Để có được những hiệu quả này, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một lượng từ 1cc filler có thành phần HA để bơm vào môi. Chất gel mềm này hoàn toàn lành tính và sẽ tăng thể tích môi ngay lập tức. Nhờ đó, sau khi kết thúc thủ thật tiêm môi dày bạn có thể đánh giá hiệu quả mà không cần chờ đợi như các phương pháp thẩm mỹ khác.
Môi dày có tiêm filler được không?
Tiêm môi là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng nhất hiện nay. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu rằng tiêm filler phù hợp với dáng môi như thế nào, liệu môi dày có tiêm filler được không, hiệu quả như thế nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, môi dày tiêm filler được không sẽ còn tùy thuộc vào nhiều vấn đề liên quan. Chỉ định tiêm filler môi dày thường được bác sĩ đưa ra sau khi đã có sự kiểm tra một cách tỷ mỷ. Ngoài ra, các bác sĩ cũng cần nắm bắt tương tự, nguyện vọng của khách hàng để đưa ra phương án thẩm mỹ phù hợp.
Trường hợp môi dày tiêm filler không hiệu quả
Nếu bạn có dáng môi dày, môi thâm nhiều và muốn tiêm filler để làm mỏng môi thì điều này sẽ không hiệu quả. Bởi lẽ, việc sử dụng filler lúc này chỉ khiến cho môi của bạn dày hơn. Vì bản chất của filler là giúp làm đầy, tăng thể tích mô.
Ngoài ra, nếu như cố tính tiêm filler cho bờ môi dày có thể khiến cho môi của bạn bị biến dạng, không tự nhiên. Do đó, các bác sĩ thường không chỉ định tiêm filler cho các trường hợp cả hai môi đều dày và với mục đích làm làm mỏng môi.
Trường hợp tiêm môi dày có đạt hiệu quả
Môi trên dày, môi dưới mỏng (ngược lại)
Nếu bạn có môi trên quá dày nhưng môi dưới lại mỏng hoặc môi trên mỏng và môi dưới dày thì có thể tiêm filler môi.
Khi này, bác sĩ sẽ chỉ tiêm filler vào vùng môi mỏng của bạn để tăng thể tích. Sao cho độ dày của môi trên và môi dưới là đều nhau nhằm tăng tính thẩm mỹ cho đôi môi.
Tạo dáng cho môi dày
Trường hợp cả môi trên và môi dưới đều dày nhưng khuôn môi không được sắc nét, không có hình dáng đẹp cũng có thể tiêm môi dày. Ví dụ như việc sử dụng filler môi dày với lượng nhỏ để tạo dáng môi trái tim hoặc môi cười.
Trong trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa cần nắm rõ mong muốn của khách hàng và có kế hoạch tiêm môi dày chuẩn xác. Filler cần được đưa đúng vị trí để có thể tạo dáng môi tự nhiên mà không khiến môi bị dày hơn.
Tìm hiểu thêm: Nâng mũi bằng tiêm filler là gì? Địa chỉ uy tín tin cậy tại Hà Nội
Môi dày có tiêm filler được không? Ngoài ra, tiêm môi dày cũng không được thực hiện với các trường hợp vừa phun xăm môi hoặc thực hiện các phương pháp thẩm mỹ liên quan khác. Hay như khi bạn đang bị nhiễm trùng môi thì việc tiêm filler cũng cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng.
Quy trình tiêm filler môi dày như thế nào?
Như vậy là chúng ta đã biết được môi dày có tiêm filler được không? Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về quy trình tiêm môi dày an toàn sẽ như thế nào để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé!
Bước 1: Thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa
Để biết môi dày tiêm filler được không bạn hãy dành khoảng 15 phút để thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ cho bạn biết về những ưu điểm, nhược điểm khi tiêm filler môi dày. Với việc thăm khám bạn cũng có thể chia sẻ về các mong muốn của mình để bác sĩ có thể nắm bắt và đưa ra chỉ định thẩm mỹ an toàn.
Bước 2: Chuẩn bị trước khi tiêm filler
- Trước khi tiêm filler môi dày, khách hàng cần tránh sử dụng bia rượu hay các loại thuốc có thể khiến máu bị loãng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng bầm tím môi.
- Nhân viên y tế sẽ giúp bạn làm sạch toàn bộ vùng môi. Trong đó, quan trọng nhất chính là tẩy trang để loại bỏ toàn bộ son môi.
- Tiến hành thoa thuốc tê để giảm đau (có thể tiêm tê để rút ngắn thời gian). Đợi khoảng 20 phút sẽ làm sạch thuốc tê và thoa sát trùng cho da.
- Trong thời gian này, bác sĩ chuyên khoa và điều dưỡng viên sẽ chuẩn bị các dụng cụ tiêm filler cần thiết như sản phẩm, thuốc men, vật tư y tế…
Bước 3: Thực hiện tiêm filler môi dày
Bác sĩ có tay nghề cao sẽ trực tiếp tiêm filler môi dày ở những vị trí đã được đánh dấu, xác định. Tiêm đúng vị trí, đúng lớp và với tốc độ vừa phải để mang đến kết quả tốt nhất.
Thao tác tiêm filler môi dày sẽ mất khoảng 5 phút. Sau đó, bác sĩ sẽ vệ sinh da, thoa sát trùng trên môi và thoa thuốc kháng sinh. Khách hàng sẽ nghỉ ngơi tại chỗ trong ít phút để theo dõi những phản ứng bất thường có thể xảy ra.
Bước 4: Chăm sóc tại nhà sau tiêm filler môi
Nhân viên y tế sẽ giúp khách hàng nắm bắt được những nguyên tắc chăm sóc tại nhà để nâng cao hiệu quả tiêm filler. Bạn chỉ cần làm theo đúng chỉ dẫn và tái khám theo lịch hẹn để có các giải pháp chỉnh sửa nếu cần thiết.
>>>>>Xem thêm: Tiêm ngực có an toàn không? Những điều cần lưu ý
Một số vấn đề cần lưu ý sau khi tiêm filler môi
Môi dày có tiêm filler được không sẽ tùy từng dáng môi và mong muốn cá nhân của mỗi người. Và để có thể tiêm môi một cách an toàn, mọi cần người lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ tiêm môi dày tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi và sử dụng filler nhập khẩu chính ngạch.
- Trước 24h đồng hồ và sau 72h đồng hồ tiêm filler môi dày cần tuyệt đối không sử dụng bia rượu và sản phẩm có thể gây loãng máu.
- Tuyệt đối không để môi chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao như nước, lửa, ánh nắng mặt trời cho đến khi filler có sự ổn định.
- Tránh các tác động ngoại lực lên môi sau tiêm filler môi dày. Bao gồm việc đè nén môi, nằm nghiêng hoặc mím chặt môi.
- Không ăn thức ăn dễ gây dị ứng hoặc đồ ăn cứng, rán, dai. Khi này, môi sẽ phải hoạt động nhiều hơn và filler có thể bị dịch chuyển.
- Không tập thể dục ngay sau khi tiêm filler môi dày. Hãy chọn các bài tập nhẹ nhàng tại chỗ như yoga thay vì tập gym.
- Nhất định phải giữ sạch môi sau tiêm môi dày. Chú ý là không nên để thức ăn dính trên môi nhằm tránh nhiễm trùng.
- Cần uống thuốc kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bị sưng nhiều có thể chườm đá lạnh trong 48h đồng hồ đầu tiên…
Hy vọng với những chia sẻ của Dr.thaiha đã giúp cho bạn biết được môi dày có tiêm filler được không, quy trình an toàn cũng như những lưu ý cần thiết khác. Nếu bạn muốn tiêm filler môi cùng các chuyên gia đầu ngành, hãy đặt hẹn với Dr.thaiha ngay sau bài viết này để có sự tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!