Mụn cóc ở tay: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Mun Coc O Tay Nguyen Nhan Va Cach Chua Hieu Qua

Mụn cóc ở tay thường xuất hiện ở ngón tay, các kẽ ngón tay, mu bàn tay. Tổn thương mụn được tạo thành bởi virus HPV nên có khả năng lan rộng và lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên bạn có thể phần nào yên tâm bởi đây là bệnh có tính phổ biến và không quá nguy hiểm.

Mụn cóc ở tay là gì?

Mụn cóc nói chung và mụn cóc mọc ở tay nói riêng là bệnh nhiễm trùng da có liên quan đến hoạt động của virus HPV. Đây không phải là bệnh lý hiếm gặp. Trên thực tế thì có rất nhiều người bị mọc mụn cóc ở tay nhưng không để ý.

Mụn cóc có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên đôi bàn tay của bạn. Bao gồm các ngón tay, các kẽ ngón tay và mu bàn tay… Tổn thương mụn cóc là những nốt sần nhỏ trên da với dạng sần sùi, cảm giác khô ráp khi chạm vào. Mụn cóc ở tay hầu như không nguy hiểm nếu như được phát hiện và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân dẫn đến việc mụn cóc mọc ở tay

Tác nhân gây mụn cóc là virus HPV. Đây cũng là tác nhân gây ra bệnh sùi mào gà nguy hiểm. Và tác nhân gây bệnh này có khả năng lây lan cũng như lây nhiễm từ người này sang người khác. Yếu tố nguy cơ sẽ cao hơn ở những người có hệ miễn dịch kém, suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm, ung thư máu… 

Mụn cóc ở tay: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Những con đường lây nhiễm cơ bản sẽ gồm:

  • Virus sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết trầy xước nhỏ trên da. Điển hình như vết đứt tay, xước ngược ở tay hay các vết trầy tay do lao động gây ra.
  • Virus HPV cũng có thể lây từ bộ phân này tới bộ phận khác của cơ thể. Ví dụ như bị mụn cóc ở vùng sinh dục sẽ dễ lây lan đến tay.
  • Lây truyền qua những hành động va chạm da với người mắc mụn cóc tay. Đáng chú ý là việc có cử chỉ nắm tay, bắt tay.
  • Mụn cóc ở tay cũng có thể xuất hiện nếu như bạn sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Bao gồm găng tay, khăn lau tay…

Ai dễ mắc mụn cóc ở tay

Người lớn, trẻ nhỏ đều có thể bị nổi mụn cóc ở tay. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh hơn. Lý do là ở độ tuổi này trẻ thường chưa tự ý thức được việc giữ vệ sinh cơ thể. Việc trẻ nô nghịch với đất cát thường xuyên sẽ là điều kiện lý tưởng đế virus có thể xâm nhập vào cơ thể và khiến cho da nổi mụn cóc.

Thanh thiếu niên, người trong giai đoạn dậy thì cũng sẽ là đối tượng hướng đến của virus HPV. Bởi ở độ tuổi này hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, virus sẽ dễ dàng tấn công hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ bị nổi mụn cóc ở tay nếu trong gia đình bạn có người thân mắc bệnh này. Khả năng lây nhiễm của virus HPV là rất cao. Đôi khi bệnh có thể lây lan ngay cả khi chưa có dấu hiệu lâm sàng, chưa xuất hiện tổn thương mụn cóc.

Dấu hiệu nhận biết mụn cóc ở tay là gì?

Mụn cóc ở tay được biết đến với nhiều dạng khác nhau. Dựa vào đặc điểm của tổn thương mụn mà chúng ta có thể đưa ra chẩn đoán ban đầu. Dấu hiệu nhận biết mụn cóc ở tay như sau:

Mụn cóc thông thường ở tay

Tổn thương mụn cóc thông thường ở tay sẽ có hình tròn, đỉnh tròn. Bên ngoài các tổn thương sần sùi và thô ráp. Mụn cóc thường tối màu hơn vùng da khoẻ mạnh, thường xuyên màu sang màu xám. Nếu các mạch máu bị vón cục sẽ khiến cho mụn cóc chuyển màu đen.

Mụn cóc thông thường sẽ phát triển chủ yếu ở mặt sau ngón tay. Kích thước nhỏ từ 1-4cm. Có những trường hợp mụn sẽ tập trung thành một cụm lớn. Khả năng lây lan của mụn cóc ở tay lúc này là rất cao.

Mụn cóc quanh móng tay

Tổn thương mụn cóc chỉ xuất hiện ở quanh móng tay. Kích thước tổn thương nhỏ bằng đầu kim và sẽ từ từ phát triển lên. Sau đó, mụn cóc sẽ phát triển lan rộng và thành cụm.

Người có thói quen cắn móng tay dễ bị mọc mụn cóc quanh móng. Mụn cóc ở móng tay có thể phát triển sâu dưới lớp móng gây nhiễm nấm và tổn thương vĩnh viễn. Do đó, chúng ta cần phát hiện bệnh sớm, thăm khám khẩn trương và điều trị hiệu quả.

Mụn cóc ở tay: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Mụn cóc phẳng ở tay

Mụn cóc phẳng có bề mặt hơi gồ lên trên bề mặt da. Mụn cóc dạng này thường có hình tròn, bầu dục. Mụn có thể mọc đơn lẻ hoặc tập trung hành một cụm nhưng sẽ không gây đau đớn khó chịu. Mụn cóc dạng này sẽ phổ biến ở trẻ em và lây qua việc tiếp xúc trực tiếp.

Mụn cóc ở tay có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, tình trạng nổi mụn cóc ở tay không hiếm gặp. Bệnh hầu như không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con người. Tuy nhiên bạn cũng không được chủ quan khi tay nổi mụn cóc bất thường bởi những lý do sau:

  • Mụn cóc ở tay có thể gây ra tình trạng đau nhức khó chịu. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của bạn.
  • Mụn cóc có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Ảnh hưởng đến các thành viên chung sống trong cùng gia đình.
  • Mụn cóc mọc nhiều ở mu bàn tay, ngón tay cũng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ da. Từ đó tác động không nhỏ đến tâm lý của người bệnh.
  • Tay nổi mụn cóc cũng có thể lây nhiễm sang các bộ phận khác trên cơ thể. Nguyên nhân tại sao bạn bị mụn cóc sinh dục hay sùi mào gà ở vùng kín…

Mụn cóc ở tay có thể tự rụng sau khoảng 2-3 năm xuất hiện. Tuy nhiên mụn cóc lại có thể mọc lại một cách nhanh chóng. Chính vì thế, chúng ta cần chủ động tìm ra các giải pháp điều trị khoa học nhằm loại bỏ tổn thương trên da và kiểm soát hoạt động của virus để không cho mụn cóc mọc trở lại.

Các cách điều trị mụn cóc ở tay an toàn và hiệu quả

Thăm khám khi nào?

Mụn cóc ở tay không khó điều trị. Chính vì thế bạn không nên chấp nhận sống chung với tổn thương dao virus HPV gây ra. Hãy thăm khám ngay khi phát hiện những tổn thương mụn đầu tiên. Bởi chỉ có như vậy bạn mới có thể tìm ra cho mình cách điều trị phù hợp.

  • Mụn cóc ở tay gây đau, nhức. Làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Màu sắc mụn cóc thay đổi so với ban đầu, chuyển sang màu đen.
  • Mụn cóc ở tay có hiện tượng chảy máu hoặc chảy dịch.
  • Mụn cóc xuất hiện ở tay sau đó lan sang các bộ phận khác…

Chẩn đoán mụn cóc ở tay

Thường thì các bác sĩ da liễu sẽ chỉ cần kiểm tra những tổn thương ở tay để kết luận xem đó có phải mà mụn cóc hay không. Để chắc chắn, nhân viên y tế cũng sẽ lấy mẫu tế bào da để làm sinh thiết. Điều này giúp chúng ta có những kết luận chuẩn xác về bệnh, có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Mụn cóc ở tay: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Điều trị mụn cóc ở tay

Điều trị tại nhà bằng các loại thuốc bôi ngoài da được bác sĩ chỉ định. Phổ biến gồm: imiquimod, podofilox và 5-fluorouracil. Kết hợp với việc giữ vệ sinh sạch sẽ để có thể làm giảm tình trạng mụn cóc một cách nhanh chóng.

Với trường hợp bị mụn cóc ở tay nặng, bạn cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện các biện pháp điều trị khác. Bao gồm việc đốt điện, xịt lạnh nito lỏng và phẫu thuật. Đáng chú ý hơn cả là thực hiện các liệu trình laser để loại bỏ toàn bộ tổn thương mụn cóc mà không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Công nghệ laser hiện được Dr.thaiha khai thác rất thành công. Trở thành phác đồ điều trị mụn cóc hiện đại nhất và đem đến kết quả khả quan nhất. Không sưng đau, không chảy máu, không tổn thương da, không cần nghỉ dưỡng, không cần kiêng cữ. Điều trị 1 lần có thể làm cho mụn cóc biến mất hoàn toàn…

Lời khuyên của Dr.thaiha: Mụn cóc ở tay thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nên người bệnh không cần quá lo lắng. Nhưng khi gặp các tình trạng đau, nhức, chảy máu hay có nguy cơ nhiễm trùng,… thì bạn cần thăm khám ngay. Dr.thaiha sẽ giúp bạn kiểm soát và điều trị mụn cóc một cách an toàn, hiệu quả hơn. 

Liên hệ ngay với các chuyên gia da liễu đầu ngành của phòng khám để được hỗ trợ một cách nhanh chóng, chính xác hơn bạn nhé. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5