Mụn cơm ở chân là bệnh gì? Cách điều trị không tái phát mụn cơm

Mun Com O Chan La Benh Gi 1

Mụn cơm hay mụn hạt cơm là bệnh da liễu thường gặp. Tác nhân gây mụn là virus HPV. Chính vì thế mụn cơm có khả năng lây nhiễm và tái phát nhanh chóng. Nếu như bạn đang bị nổi mụn cơm ở chân, hãy cùng Dr.thaiha đi tìm ra cách điều trị không tái phát.

Mụn cơm ở chân là gì?

Mụn cơm hay còn được gọi với nhiều tên khác như mụn hạt cơm, mụn cóc… Đây là bệnh da liễu lành tính được gây ra bởi virus HPV. Đây cũng chính là tác nhân gây sùi mào gà và ung thư cổ tử cung.

Tuy nhiên, với tình trạng mụn hạt cơm ở chân thì chủng virus gây bệnh sẽ là HPV 2, 4, 27, 29. Mụn cóc cũng xuất hiện ở các vị trí da khác. Nhất là các vùng dễ bị sang chấn như mặt duỗi các khớp liên đốt hay khớp bàn đốt hoặc ở vùng tỳ đè của bàn chân.

Mụn cơm ở chân là bệnh gì? Cách điều trị không tái phát mụn cơm

Phân loại các dạng mụn cơm

Cùng là do virus gây ra nhưng có nhiều dạng mọc cơm khác nhau. Bạn có thể gặp tình trạng mụn sau:

Hạt cơm phẳng

Tổn thương có dạng phẳng, bằng với về mặt da và thường có hình tròn, bầu dục hoặc đa giác. Kích thước mụn cơm phẳng khoảng 1 – 5mm. Có thể mọc đơn lẻ hoặc mọc thành dám. Tuy nhiên, dạng mụn cóc này ít mọc ở chân mà ảnh hưởng chủ yếu đến, mu tay, ngón tay, cánh tay, đầu gối và mặt trước cẳng chân.

Hạt cơm thường

Thương tổn là những tổn thương sùi ra ngoài bề mặt. Hạt cơm thường sẽ có hình bán cầu hoặc dẹt với đường kính vài mm đến 1- 2cm, ở trung tâm mỗi vết sùi có thể lõm xuống. Bề mặt xuất hiện gai nhỏ và mọc từng đám nối tiếp nhau. Số lượng mụn có thể chỉ vài cái hoặc vài chục cái. Đây là dạng mụn cơm ở chân thường gặp.

Làm cách nào để chẩn đoán mụn cơm ở chân

Mụn cơm ở chân được chẩn đoán một cách dễ sàng. Thông qua việc quan sát tổn thương bằng mắt thường. Để chắc chắn hơn bác sĩ thực hiện sinh thiết tế bào.

Kết quả sinh thiết cũng sẽ cho biết bạn bị chủng virus HPV nào tấn công và mật độ virus nhiều hay ít. Từ đó bác sĩ cũng sẽ đưa ra cho bạn một phương án điều trị phù hợp nhất. 

Chú ý, với các tổn thương mụn cơm ở chân bạn sẽ không cần làm xét nghiệm liên quan. Tuy nhiên, nếu trên cơ thể của bạn nổi quá nhiều mụn cóc, mụn cơm và ở cả những vị trí nhạy cảm thì cũng cần thăm khám kỹ hơn. Bởi rất có thể bạn bị các chủng virus nguy hiểm hơn tấn công. Trong đó có tuýp HPV gây sùi mào gà.

Điều trị mụn cóc ở chân như thế nào?

Trên thực tế thì có rất nhiều cách điều trị mụn cơm, mụn cóc ở chân. Thậm chí mụn có thể tự biến mất mà không cần điều trị y khoa. Nhưng đa phần các trường hợp như vậy sẽ bị tái phát nhanh chóng.

Chấm acid salicylic

Cách đơn giản nhất để xử lý mụn cơm ở chân chính là chấm acid. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y tế sắc để cắt gọt bớt lớp da ở trên mặt mụn cóc. Sau đó dùng khăn ẩm để ủ khoảng 10 phút do da được làm mềm. Chấm acid salicylic nồng độ khoảng 40% lên trên tổn thương mụn cóc.

Acid salicylic có tác dụng kiểm soát và tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây tổn thương nếu như da của bạn mỏng. Và bạn sẽ cần thực hiện khoảng 5 ngày mới có hiệu quả. Tỷ lệ tái phát cũng cao.

Mụn cơm ở chân là bệnh gì? Cách điều trị không tái phát mụn cơm

Áp lạnh nitrogen lỏng

Dùng nitrogen lỏng để gây mất sắc tố. Phương pháp này rất hữu hiệu đối với những trường hợp mụn cơm khô mọc ở trên mặt, dương vật và đặc biệt là mụn cơm ở chân.

Tuy nhiên phương pháp này cũng không thể loại bỏ triệt để được tổn thương mụn cơm ở chân. Tỷ lệ các trường hợp bị tái phát vẫn cao và chỉ trong thời gian ngắn.

Liệu pháp đốt mụn cóc

Đốt điện là phương pháp điều trị mụn cơm ở chân cho hiệu quả cao. Phương pháp sử dụng năng lượng điện để làm nóng và phá hủy tổn thương mụn cóc. Mặc dù thế cách làm này lại không an toàn. Bởi đốt điện dễ khiến cho da bị bỏng rát và để lại sẹo xấu.

Phương pháp laser mụn cơm ở chân

Đốt laser là giải pháp giúp điều trị mụn chân ở chân an toàn và hiệu quả. Trong đó, laser CO2 có khả năng phá hủy tổn thương mụn cóc và không gây tổn thương đến vùng da xung quanh. Các bước tiến hành như sau:

👉 Bước 1: Bác sĩ thăm khám và tư vấn.

👉 Bước 2: Làm sạch vùng da cần hỗ trợ điều trị

👉 Bước 3: Bôi tê tại vùng da cần hỗ trợ điều trị

👉 Bước 4: Tiến hành hỗ trợ điều trị bằng công nghệ laser

👉 Bước 5: Sát khuẩn vùng tổn thương và bôi thuốc

👉 Bước 6: Bác sĩ hướng dẫn chăm sóc tại nhà

Đánh giá kết quả điều trị mụn cơm bằng laser rất khả quan. Bao gồn những ưu điểm sau:

Không gây đau sau làm

Không phải chăm sóc quá nhiều.

Không cần dùng thuốc sau điều trị

Làm 2-3 lần là tổn thương biến mất hoàn toàn.

Không phải nghỉ dưỡng sau laser

Hạn chế tái phát và lây lan.

Mụn cơm ở chân là bệnh gì? Cách điều trị không tái phát mụn cơm

Biện pháp phòng trị mụn cơm ở chân

Có thể bạn chưa biết mụn cơm ở chân rất dễ tái phát. Bạn có thể bị nổi mụn ở nhiều lần ở cùng một vị trí. Mà nguyên nhân có thể là do bạn bị lây nhiễm từ các thành viên trong gia đình. Do đó, chúng ta sẽ cần phải điều trị duy trì mụn cóc để kéo dài hiệu quả chữa bệnh trước đó.

Các giải pháp phòng trị chân nổi mụn cơm, mụn cóc gồm:

  • Không dùng chung tất, không đi chung giày dép với người mắc mụn cóc.
  • Tránh để chân của bạn bị trầy xước da, không cào gãi chân.
  • Luôn luôn giữ vệ sinh cho chân, tránh để chân ra quá nhiều mồ hôi.
  • Quan hệ tình dục an toàn bởi có một số chủng HPV lây qua đường tình dục.
  • Tiêm phòng virus HPV từ sớm, nhất và với chị em phụ nữ bảo vệ sức khỏe.

Nếu mụn cơm xuất hiện ở chân bạn không được tự ý điều trị mà nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để nhận hỗ trợ từ bác sĩ. Dr.thaiha sẽ hỗ trợ bạn điều trị mụn cơm ở chân và bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bằng công nghệ hiện đại và phác đồ khoa học.

Hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để có sự tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5