Từ một nốt mụn nước ở môi có thể lan ra thành mảng phồng rộp. Bởi tình trạng mụn có liên quan đến hoạt động của virus gây mụn rộp môi. Và nếu như bạn đang nổi mụn nước gây loét môi miệng hãy điều trị tích cực để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.
Bạn đang đọc: Mụn nước ở môi cảnh báo bệnh gì? Cần làm gì để cải thiện
Contents
Mụn nước ở môi là như thế nào?
Mụn nước ở môi là tình trạng xuất hiện những nốt mụn nhỏ li ti bên trong có chứa dịch. Mụn thường mọc ở bên ngoài môi, nằm ở đường viền môi hoặc mép. Đây là tình trạng thường gặp và có khả năng tái phát nhiều lần.
Nhiều người thường cho rằng mụn nước môi là nhiệt miệng. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa lại cho hay mụn nước và bệnh nhiệt miệng không giống nhau. Do đó, cần có chuẩn đoán phân biệt chi tiết tình trạng nổi mụn nước rộp môi để điều trị một cách hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây mụn nước ở môi là gì?
Các nốt mụn nước ở môi được gây ra bởi virus HSV. Đây chúng là tác nhân gây ra bệnh mụn rộp sinh dục với đặc trưng là tổn thương mụn nước ở trên da. Do đó bệnh còn được gọi bằng nhiều tên khác như mụn rộp môi, mụn rộp sinh dục môi hay HSV môi.
Chúng ta có thể bị lây nhiễm HSV bằng nhiều con đường khác nhau. Virus sau khi đã xâm nhập vào cơ thể sẽ có thời gian ủ bệnh. Nếu sức đề kháng của bạn kém thì virus sẽ nhanh chóng gây ra các dấu hiệu bệnh lý. Ngược lại, nếu bạn có sức đề kháng tốt thì virus sẽ không có cơ hội để phát bệnh.
Những nguyên nhân khiến cho bạn bị nổi mụn nước môi gồm:
Quan hệ tình dục không an toàn: Virus HSV1-HSV2 có khả năng lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn. Con đường lây phổ biến nhất hiện nay là quan hệ tình dục bằng miệng.
Cử chỉ âu yếm: Một số người bị nổi mụn nước ở môi sau khi có các cử chỉ âu yếm như ôm hôn người đang bị mắc bệnh.
Đồ dùng cá nhân: Nếu bạn dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị mụn rộp sinh dục môi. Bạn cũng sẽ có thể bị nhiễm virus. Đáng chú ý là bàn chải đánh răng, khăn mặt.
Thủ thuật y tế: Trong trường hợp bạn thực hiện các thủ thuật chỉnh nha với dụng cụ không vô khuẩn, chứ virus HSV thì nguy cơ nhiễm bệnh cũng rất cao.
Dịch vụ làm đẹp: Nguy cơ xảy ra khi bạn thực hiện dịch vụ phun xăm thẩm mỹ môi nhưng lại sử dụng chung dụng cụ với người nhiễm HSV môi…
Tác nhân gây bệnh thường rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Do đó, nếu môi của bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, trong một thời gian dài thì sẽ được kích hoạt nhanh chóng. Lúc này, mụn nước bắt đầu nổi lên môi và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Dấu hiệu mụn nước ở môi diễn biến như thế nào?
Thời gian ủ bệnh sẽ tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Trung bình sẽ mất khoảng vài tuần cho lần phát bệnh đầu tiên. Những lần tái phát tiếp theo sẽ diễn ra nhưng khoảng cách sẽ tùy thuộc vào thể trạng sức khoẻ của người bệnh.
+ Trước khi các mụn nước xuất hiện ở môi, bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy ở viền môi. Triệu chứng này rất dễ nhận biết và đôi khi chúng ta sẽ dùng tay để gãy môi.
+ Sau một vài ngày thì mụn nước sẽ xuất hiện. Số lượng không nhiều và thường là các mụn nhỏ li li. Vẫn kèm theo dấu hiệu ngứa da và không gây đau.
+ Tiếp theo các mụn nước sẽ bắt đầu liên kết lại với nhau. Tổn thương môi dần dần mở rộng, tập trung chủ yếu ở một vùng môi hoặc mép.
+ Trong vài giờ đồng hồ, mụn nước sẽ dễ bị vỡ, tiết dịch và đóng vảy. Khi này, bạn có thể gặp tình trạng đau rát. Ảnh hưởng đến việc ăn uống.
+ Các dấu hiệu toàn thân có thể xuất hiện gồm mệt mỏi, đau cơ, sốt cao, chán ăn và nổi hạch bạch huyết trên cơ thể…
Tìm hiểu thêm: Da nổi mụn li ti là bị bệnh gì, có nguy hiểm không?
Mụn nước ở môi thường diễn biến khoảng 7-10 ngày. Sau khi mụn nước bị vỡ sẽ tự đóng vảy và tự lành mà không cần điều trị y khoa. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn đã khỏi bệnh hoàn toàn. Bởi thực tế thì virus HSV vẫn tồn tại trong cơ thể và chỉ chờ cơ hội tái hoạt trong tương lai.
Mụn nước ở môi và những ảnh hưởng của bệnh
Tình trạng mụn nước ở môi do virus HSV gây ra hiện chưa có thuốc điều trị. Các biện pháp điều trị chỉ nhằm kéo dài thời gian tái phát của bệnh. Chính vì thế, bệnh có sức ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe.
Khi một thành viên trong gia đình bị nổi mụn nước môi, nguy cơ lây nhiễm với các thành viên khác là rất cao. Và hiện con đường lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục và đồ dùng cá nhân rất khó kiểm soát. Lý do tại sao ngày càng có nhiều người bị mụn rộp sinh dục môi.
Bên cạnh đó, mụn nước môi còn khiến cho môi của bạn phồng rộp. Tổn thương gây ngứa, đau, làm ảnh hưởng đến tâm lý. Môi nổi mụn cũng sẽ ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày, khiến cho bạn mất tự tin khi thường xuyên bị người khác đem ra làm chủ để bàn tán.
Đã thế, mụn nước phồng rộp môi còn có khả năng tái phát nhanh chóng. Tổn thương môi nặng có thể để lại sẹo xấu. Tác động không nhỏ đến thẩm mỹ.
Cần làm gì khi bị nổi mụn nước ở môi
Khi bị mụn nước ở môi, bạn không nên quá lo lắng. Bởi có rất nhiều người gặp tình trạng tương tự như bạn. Hãy kiểm soát và điều trị theo hướng dẫn sau:
Làm sạch môi của bạn
Yêu cầu đầu tiên khi bị nổi mụn nước ở môi chính là vệ sinh môi sạch sẽ. Bạn nên dùng nước muối sinh lý để làm sạch môi của mình. Đảm bảo thao tác vệ sinh nhẹ nhàng để không khiến cho nốt mụn nước bị vỡ và tổn thương môi nặng hơn. Sau đó, bạn hãy dùng bông băng y tế để thấm khô nước.
Không cố tình cạy nặn mụn nước
Trong quá trình chăm sóc và điều trị, bạn không có tình cạy nặn hoặc chà sát mạnh vào vùng môi có mụn nước. Hãy để cho mụn phát triển tự nhiên, tự vỡ nhằm tránh tổn thương lan rộng đến các vùng da khác. Cũng cần tránh đeo khẩu trang quá chật hoặc hành động cắn, mím môi.
>>>>>Xem thêm: Cách chăm sóc da để có làn da đẹp ở độ tuổi 40, 50 và 60
Không có cử chỉ thân mật với người khác
Trong thời gian điều trị mụn nước ở môi, bạn cần tránh các cử chỉ thân mật với người khác. Bao gồm quan hệ tình dục bằng miệng và ôm hôn người thân. Đây là cách tốt nhất để bạn có thể chặn đứng nguy cơ lây lan bệnh mụn rộp nước ở môi.
Không dùng chung đồ dùng cá nhân
Để phòng tránh sự lây nhiễm của mụn rộp môi, bạn cũng cần tránh sử dụng đồ dùng cá nhân. Bao gồm khăn mặt, bàn chải đánh răng, dụng cụ ăn uống… Tất cả những thứ có thể là nguồn lây bệnh cần được làm sạch và khử trùng mỗi ngày.
Sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ
Ngay khi các nốt mụn nước đầu tiên xuất hiện ở môi, bạn hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị hiệu quả. Thường bạn sẽ sử dụng thuốc để điều trị mụn rộp môi. Thuốc phổ biến nhất là Acyclovir, Denavir, Penciclovir. Liệu trình theo kê đơn của bác sĩ và dùng liên tục trong 7 ngày…
Trên đây là một vài chia sẻ về tình trạng mụn nước ở môi. Nếu bạn đang gặp vấn đề tương tự, hãy liên hệ ngay với Dr.thaiha để được tư vấn thăm khám và điều trị hiệu quả. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ, tự tin và hạnh phúc!