Khi tiêm filler sẽ dễ xảy ra tình trạng phồng da. Các vết phồng có thể chỉ là tạm thời nhưng cũng có thể là lâu dài. Nhiệm vụ của bạn là phải phân biệt tiêm filler bị phồng da là bình thường hay bất thường để có cách cải thiện hiệu quả. Cùng Dr.thaiha tìm hiểu đôi chút về tình trạng phòng ra sau tiêm filler để yên tâm làm đẹp.
Bạn đang đọc: Tiêm filler bị phồng do đâu? Cách cải thiện hiệu quả
Contents
Filler là gì, ứng dụng của filler trong thẩm mỹ
Filler còn được biết đến là chất làm đầy. Sản phẩm đã được FDA chứng nhận về hiệu quả và độ an toàn. Vì thế mà filler cũng được cấp phép sử dụng trong các dịch vụ thẩm mỹ, làm đẹp da theo đúng quy định.
Filler có nhiều dạng với các thành phần khác nhau. Nhưng loại filler được sử dụng nhiều nhất và có độ an toàn cao nhất chính là filler tạm thời. Đây là dạng filler có thành phần chính là HA và có tuổi thọ ngắn chỉ khoảng 1 năm. Filler sau khi được tiêm vào cơ thể sẽ phát huy hiệu quả làm trẻ hoá da và phân huỷ một cách dần dần.
Filler được sử dụng với nhiều mục đích khách hàng. Những ứng dụng nổi bật của filler gồm:
- Tiêm filler xóa nhăn. Hiệu quả với các nếp nhăn tĩnh trên da.
- Tiêm filler làm đầy thái dương lõm, làm đầy sẹo lõm (tạm thời).
- Tiêm filler tạo hình cho môi, nâng mũi, độn cằm, tai phật…
- Tiêm filler trẻ hoá xoá nhăn cho cổ, bàn tay bị lão hoá.
- Tiêm filler căng da, tạo độ ẩm tự nhiên cho da…
Filler thường chỉ được sử dụng với mục đích thẩm mỹ, hầu như không có ứng dụng trong việc điều trị. Dịch vụ làm đẹp bằng filler cũng đang thịnh hành toàn cầu và được rất nhiều người nổi tiếng lựa chọn. Và nếu như bạn muốn làm đẹp với filler thì hãy liên hệ với Dr.thaiha để được tư vấn thêm.
Dấu hiệu tiêm filler bị phồng da
Filler được sử dụng để tiêm trực tiếp vào dưới da. Sau khi được đưa đến đúng vị trí, filler sẽ ngậm nước và gia tăng thể tích gấp nhiều lần. Ngay lập tức chúng ta sẽ thay được sự thay đổi tích cực của da.
Tuy nhiên, không ít người gặp phải dấu hiệu phồng ra tại vị trí tiêm filler. Dấu hiệu tiêm filler bị phồng da được nhận biết bằng mắt thường một cách dễ dàng. Đa phần vết phồng đều có kích thước nhỏ, giống như nốt côn trùng cắn. Không kèm theo tình trạng sưng đau.
Mặc dù vậy điều này khiến cho mọi người cảm thấy lo lắng. Đa phần đều cho rằng mình đã tiêm phải filler có chất lượng kém và đang gặp phải biến chứng thẩm mỹ. Trong trường hợp này, chúng ta cần bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân tiêm filler bị phồng da và có cách xử lý hiệu quả nhất.
Nguyên nhân tiêm filler bị phồng da là gì?
Trước hết bạn có thể phần nào yên tâm bởi có rất nhiều các ca tiêm filler bị phồng da. Và càng bất ngờ hơn nữa là các nốt phồng này hầu như không nguy hiểm. Không ảnh hưởng đến sức khoẻ và cũng ít ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng phồng da sau tiêm filler sẽ không liên quan đến chất lượng sản phẩm. Dù cho bạn dùng filler hàng nhập khẩu có giá cả chục triệu cũng có thể gặp tình trạng phồng da.
Tiêm filler bị phồng sẽ liên quan đến kỹ thuật tiêm filler là chủ yếu. Các vết phồng sẽ nổi rõ trên bề mặt da, ngay khi hoàn thành thủ thuật bơm filler. Và vùng da nào cũng có thể bị phồng, bao gồm trán, má, thái dương, cằm, môi…
Lý giải nguyên nhân tiêm filler phồng da, các bác sĩ đưa ra một số kinh nghiệm sau:
Kỹ thuật tiêm filler khiến da bị phồng
Tiêm filler quá sâu sẽ làm cho sản phẩm bị hấp thụ bởi các mô da bên dưới. Trường hợp này sẽ không khiến cho da bị phồng nhưng hiệu quả tiêm filler thường sẽ kém hơn, các nếp nhăn không có sự cải thiện nhiều.
Tìm hiểu thêm: Bật mí các loại filler tiêm môi chất lượng nhất hiện nay
Tiêm filler quá nông, sát bề mặt da sẽ để lại các nốt phồng có kích thước nhỏ trên bề mặt da. Chúng ta có thể bị nhầm lẫn với tình trạng sưng da.
Hay như việc tiêm filler quá nhanh sẽ khiến cho filler tập trung ở một điểm. Lúc này, da cũng sẽ bị phồng và giảm hiệu quả thẩm mỹ.
Sử dụng filler không đúng liều lượng
Nếu bạn tiêm quá nhiều filler cũng có thể khiến da bị phồng. Trong trường hợp này sẽ có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra.
Nếu tình trạng phồng da nhẹ nhàng như nốt muỗi đốt thì sẽ không đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn thấy da bị phồng ở diện rộng hơn và kèm theo đau nhức thì hãy cần thận.
Bởi lúc này, vùng da bị phồng thực chất là bị sưng. Nguyên nhân có thể là do filler bị tiêm chèn mạch máu hoặc tiêm vào mạch máu. Lúc này, máu sẽ không thể lưu thông do filler làm nghẽn mạch và nguy hiểm sẽ cận kề.
Phản ứng của cơ thể với chất làm đầy filler
Tiêm filler bị phồng da đôi khi cũng chỉ là phản ứng của cơ thể với chất làm đầy filler. Xảy ra khi cơ thể chưa kịp thích nghi với chất làm đầy. Hiện tượng có thể tự giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, hãy cảnh giác hơn nếu như vùng tiêm filler có dấu hiệu bầm tím, sưng đau hoặc ngứa ngáy khó chịu…
Tiêm filler bị phồng trong bao lâu thì hết
Trước mắt bạn có thể yên tâm bởi tình trạng phồng da khi tiêm filler nằm trong dự kiến của bác sĩ. Các vết phồng da sẽ được xử lý xoa bóp đúng kỹ thuật để được làm tan hiệu quả.
Thông thường tiêm filler bị phồng sẽ kéo dài trong một vài ngày và không kèm theo các dấu hiệu cơ năng. Các vết phồng này sẽ biến mất sau khi filler hấp thụ hoàn toàn nước dưới da và được lan tỏa đều trên da. Thời gian để vết phồng biến mất hoàn toàn thường sẽ là từ 24-48h đồng hồ.
>>>>>Xem thêm: Tiêm filler âm đạo để làm gì? Quy trình tiêm trẻ hoá âm đạo
Tiêm filler bị phồng da cần xử lý như thế nào?
Với các vết phồng da sau tiêm filler bạn sẽ không cần dùng thuốc. Hãy chăm sóc da theo yêu cầu của bác sĩ là tình trạng da sẽ có sự cải thiện nhanh chóng. Những việc mà bạn cần làm tốt gồm:
- Không dùng rượu bia và thuốc lá sau khi tiêm filler. Bởi những thứ này có thể khiến da bị sưng lâu hơn và làm cho vết thương trên da chậm lành hơn.
- Nếu da bị phồng sau tiêm filler, bạn có thể dùng tay để massage một cách nhẹ nhàng. Tốt nhất nên nhờ bác sĩ chuyên khoa làm điều này để tránh làm cho filler bị tràn.
- Có thể thực hiện chườm lạnh nhẹ nhàng để cải thiện lưu thông máu tự nhiên. Điều này cũng sẽ giúp cải thiện các vết phồng ở trên da.
- Trước khi tiêm filler, bạn cũng cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với từng vùng tiêm. Nên lựa chọn filler có độ gắn kết thấp để tránh tình trạng phồng da.
- Tránh lạm dụng tiêm filler quá nhiều cũng là cách giúp bạn làm đẹp an toàn hơn với filler.
Lời khuyên dành cho bạn: Các vết phồng rộp nhỏ xuất hiện trên da ngay sau khi tiêm không phải do bản thân chất làm đầy gây ra mà là cách mà cơ thể phản ứng với tổn thương da. Hoặc các vết phồng cũng có thể xảy ra do tiêm quá nhiều sản phẩm vào vị trí đó. Do đó, kỹ thuật tiêm sẽ là yếu tố tiên quyết giúp cho bạn tiêm filler không bị phồng da.
Một bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao sẽ giúp bạn tiêm filler một cách an toàn và giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ. Bạn có thể yên tâm khi lựa chọn Tiến sĩ Bác sĩ Vũ Thái Hà và dịch vụ tiêm filler tại phòng khám Dr.thaiha. Chuyên gia đầu ngành, chuyên gia đào tạo tiêm filler uy tín số 1 tại trong nước.
Mọi thông tin chi tiết về tình trạng tiêm filler bị phồng da, bạn hãy liên hệ với Dr.thaiha để có được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn có thể làm đẹp an toàn và hiệu quả với filler.