Tiêm filler môi kiêng gì? Mách bạn cách chăm sóc sau khi tiêm filler môi

Rate this post

Đôi môi đầy đặn, quyến rũ sẽ là điểm nhấn thu hút trên gương mặt của các cô gái. Để sở hữu nét đẹp này, nhiều bạn đã chọn phương pháp tiêm filler môi để cải thiện khuyết điểm. Và cũng chính từ đó mà vấn đề chăm sóc sau làm đẹp, cụ thể là tiêm filler môi kiêng gì đã trở thành chủ đề chưa bao giờ hạ nhiệt.

Bạn đang đọc: Tiêm filler môi kiêng gì? Mách bạn cách chăm sóc sau khi tiêm filler môi

Tiêm filler môi kiêng gì? Mách bạn cách chăm sóc sau khi tiêm filler môi
Tìm hiểu sau khi tiêm filler môi bạn cần kiêng gì?

Tiêm filler môi kiêng gì – Thực đơn ăn kiêng khoa học sau tiêm filler

Khi thực hiện phương pháp tiêm filler, bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm để đưa chất làm đầy vào vùng điều trị và tiến hành tạo hình. Phương pháp này được đánh giá là an toàn, ít xâm lấn nhưng vẫn để lại vết thương từ kim tiêm trên da. Do đó để đảm bảo kết quả thẩm mỹ, bạn hãy hạn chế các thực phẩm sau đây.

Các loại thực phẩm dễ gây sẹo

Vết thương khi tiêm filler môi khá nhỏ nên bạn không cần phải kiêng cữ quá nghiêm ngặt như các phương pháp làm đẹp khác. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng quá trình lành thương, bạn cần hạn chế một số thực phẩm có khả năng gây kích ứng bao gồm:

  • Thịt bò và các loại thịt đỏ khác: Tuy rất giàu protein nhưng sắc tố có trong các loại thịt đỏ rất dễ kích thích quá trình sản sinh melanin dưới da. Hình thành các vết thâm trên bờ môi, ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.
  • Thịt gà, thịt vịt: Hai loại thực phẩm này tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại có đặc tính gây ngứa ngáy trên môi. Nếu vô tình mím môi hay đưa tay cào gãi, vết thương sẽ chảy máu và khó lành hơn.
  • Rau muống, rau lang: Với đặc tính tăng sinh collagen đứt gãy, hình thành sẹo lồi. Hai loại rau này chính là loại thực vật đứng đầu danh sách tiêm filler môi kiêng gì.
  • Thức ăn nấu từ nếp: Trong Đông y, nếp có tính nóng nên dễ gây ra tình trạng nóng trong. Lúc đó, môi bạn sẽ sưng đỏ hơn bình thường và có cảm giác nóng rựng. Nếu kéo dài sẽ gây ra tình trạng tiêm filler môi bị lệch.
  • Hải sản: Bạn nên kiêng các loại hải sản, đặc biệt là hải sản có vỏ khi vừa tiêm môi xong. Protein trong hải sản thường khiến vết thương ngứa ngáy, dị ứng hoặc thậm chí mọc mụn nhọt xung quanh môi.
Tiêm filler môi kiêng gì? Mách bạn cách chăm sóc sau khi tiêm filler môi
Hạn chế các loại thịt đỏ sau khi tiêm filler môi

Các món ăn giòn, cứng

Khi vừa tiêm filler môi xong, bạn cần bảo vệ vùng môi thật kỹ càng và tránh các món ăn giòn hoặc cứng, ví dụ như các loại bánh tráng, xương sườn,… Đây là những món ăn nằm trong danh sách tiêm filler môi kiêng gì.

Trong quá trình ăn, nếu môi phải cử động quá nhiều hoặc thức ăn vô tình chạm, đâm vào môi thì vết thương có khả năng bị nhiễm trùng. Filler môi bị tác động sẽ vón cục, khiến môi bị sưng, lệch hoặc các biến chứng khác. Thay vào đó, bạn hãy ưu tiên các món ăn mềm, dễ nhai và tốt cho tiêu hóa như cháo, súp hoặc sinh tố, nước ép trái cây.

Món ăn chứa nhiều gia vị mặn, cay

Filler được cấu tạo từ axit hyaluronic – một axit có gốc nước nên rất kỵ nóng, chính vì vậy trong thời gian này bạn nên kiêng cữ các món ăn có chứa nhiều gia vị mặn và cay, ví dụ như ớt, gừng, tiêu hoặc các loại nước chấm như nước mắm, nước tương, mắm tôm… Các món ăn này thường sinh nhiệt trong cơ thể, khiến môi có cảm giác nóng bừng lên sau khi ăn. Chưa kể, nếu bạn vô tình làm dính thức ăn vào môi thì vết thương sẽ có cảm giác đau rát, sưng đỏ và khó lành. Chình vì vậy, nếu bạn hỏi tiêm filler môi kiêng gì thì các chuyên gia sẽ khuyên bạn nên tránh ăn những món này, thay vào đó hãy ưu tiên các món thanh đạm, lành mạnh.

Tiêm filler môi kiêng gì? Mách bạn cách chăm sóc sau khi tiêm filler môi
Kiêng các món ăn có chứa nhiều gia vị như ớt, tiêu, gừng,…

Món ăn sử dụng nhiều dầu mỡ

Bạn hãy hạn chế các món ăn chiên, xào sử dụng nhiều dầu mỡ sau khi vừa tiêm filler. Các món ăn này thường gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất khác có lợi cho vết thương của cơ thể. Bạn nên ưu tiên các loại thực phẩm lành tính, như trái cây có nhiều vitamin C hoặc rau củ quả có màu xanh đậm để thanh lọc và không giảm hiệu quả thẩm mỹ của filler.

Tiêm filler môi kiêng gì – Các món ăn nóng

Nếu vùng môi tiếp xúc với hơi nước từ các món ăn này tỏa ra, vết tiêm môi sẽ khó lòng khép miệng, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Chưa kể nếu môi vô tình chạm vào thức ăn nóng thì dễ làm vết thương bỏng rát, gia vị trong thức ăn dính vào vết thương dễ làm môi sưng lâu hơn, ảnh hưởng đến dáng môi sau này.

Thực phẩm lên men

Các loại đồ chua, rau củ muối có thể nói là khắc tinh của những cô nàng vừa thực hiện tiêm filler môi. Thực phẩm này khiến nồng độ axit trong cơ thể tăng cao, không những khiến vết tiêm môi có khả năng chảy máu liên tục. Mà còn làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể không thể chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài làm tăng khả năng xảy ra biến chứng sau khi tiêm filler môi.

Tiêm filler môi kiêng gì? Mách bạn cách chăm sóc sau khi tiêm filler môi
Các loại đồ chua làm tăng khả năng gặp biến chứng sau khi tiêm filler

Thực phẩm chế biến sẵn

Nằm trong danh sách tiêm filler môi kiêng gì chính là thực phẩm chế biến sẵn như cá hộp, thịt hộp, các loại thức ăn vặt v…v. Trong những món ăn này thường chứa chất bảo quản cũng như một lượng chất Nitrat lớn. Nitrat sẽ làm rối loạn lưu lượng máu chảy cũng như giảm sự vận chuyển dinh dưỡng nuôi vết thương hở. Bạn hoàn toàn có thể tự chế biến thức ăn tại nhà, ăn các bữa xế lành mạnh như các loại quả mọng, sản phẩm từ sữa v…v.

Các chất kích thích

Bạn cần kiêng cữ tuyệt đối các loại cà phê, bia rượu và thuốc lá. Các chất kích thích như caffeine, cồn,… trong chúng sẽ làm giảm nồng độ protein trong máu, khiến làn da không thể tự làm lành được. Tiêu thụ chất kích thích trong thời gian này còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vùng môi, filler không thể hình thành mô cứng nên xuất hiện hiện tượng tràn filler nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm: Tiêm filler bao lâu thì dặm lại được?

Tiêm filler môi kiêng gì? Mách bạn cách chăm sóc sau khi tiêm filler môi
Caffeine, cồn,… làm ảnh hưởng đến việc định hình của filler

Nên kiêng cữ những thực phẩm trên trong bao lâu?

Chị em sau khi biết tiêm filler môi kiêng gì thường thắc mắc về thời gian kiêng cữ. Phương pháp tiêm filler môi có ưu điểm là dáng môi ổn định nhanh chóng, vết thương nhỏ nên thời gian ăn kiêng khi tiêm filler môi không quá dài. Thông thường, chỉ cần sau khoảng 7 – 10 ngày là bạn có thể ăn uống trở lại bình thường.

Sau khi thực hiện làm đẹp, chỉ cần 1 – 3 ngày là filler đã định hình xong và dáng môi mới của bạn đã ổn định. Tuy nhiên, bạn không nên quá chủ quan trong thời gian này, hãy tiếp tục ăn kiêng cẩn thận khoảng 1 tuần đến khi vết thương lành hẳn, không làm ảnh hưởng kết quả thẩm mỹ.

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, không ít chị em cần nhiều thời gian hơn để filler định hình hơn. Vì thế mà thời gian ăn kiêng cũng kéo dài hơn, nếu ở trong trường hợp này, bạn hãy cố gắng ăn kiêng ít nhất 2 tuần cho đến khi vết thương đã lành hẳn. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể liên hệ với bác sĩ trước khi quay lại thực đơn ăn uống như trước.

Thời gian ăn kiêng cũng phụ thuộc vào cách chăm sóc cũng như tay nghề bác sĩ. Chính vì vậy, bạn hãy lựa chọn viện thẩm mỹ uy tín có bác sĩ tay nghề cao và được hướng dẫn chi tiết về chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc tại nhà.

Tiêm filler môi kiêng gì? Mách bạn cách chăm sóc sau khi tiêm filler môi
Hãy kiêng ăn cho đến khi dáng môi đã ổn định hoàn toàn

Cách chăm sóc môi sau khi tiêm filler

Ngoài tìm hiểu tiêm filler môi kiêng gì, bạn cũng cần chú ý kiêng cữ một số vấn đề khác trong sinh hoạt cũng như chế độ chăm sóc tại nhà để giữ an toàn cũng như duy trì kết quả thẩm mỹ.

  • Kiêng tiếp xúc với nước. Vệ sinh vùng môi bằng tăm bông, bông tẩy trang và nước muối sinh lý. Không để vết thương tiếp xúc với nước, xà phòng và các loại mỹ phẩm.
  • Kiêng sử dụng son dưỡng, son môi trong vòng 1 tuần đầu tiên sau khi vừa tiêm môi xong. Động tác thoa son có thể sẽ làm co kéo vùng môi và gây ra hiện tượng tiêm filler môi bị lệch.
  • Kiêng động chạm mạnh vào môi. Bạn không nên dùng tay trần sờ nắn, tác động lên vùng môi để tránh vết thương bị chảy máu nhiễm trùng, filler vón cục và ảnh hưởng dáng môi.
  • Bạn hãy uống đầy đủ các loại thuốc, sử dụng sản phẩm bôi thoa đúng theo toa kê của bác sĩ. Không tự ý thay đổi nhãn hiệu thuốc mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Khi cần ra ngoài, bạn hãy che chắn môi thật kỹ. Không để vùng điều trị tiếp xúc với các tác nhân có hại như ánh nắng, bụi bặm, v…v.
Tiêm filler môi kiêng gì? Mách bạn cách chăm sóc sau khi tiêm filler môi
Ngừng sử dụng son môi, son dưỡng ít nhất 1 tuần sau khi tiêm filler môi

Lưu ý khi chuẩn bị tiêm filler môi

Nếu bạn đang chuẩn bị thực hiện phương pháp tiêm filler môi, thì bên cạnh sau khi tiêm filler môi kiêng gì. Bạn cũng cần biết những kiến thức khác để chuẩn bị trước khi làm đẹp.

Lựa chọn thẩm mỹ viện uy tín

Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu làm đẹp xuất hiện và cung cấp dịch vụ tiêm filler môi cho chị em lựa chọn. Tuy nhiên để sở hữu dáng môi đẹp và hài hòa với gương mặt, đồng thời bảo đảm an toàn và không gây biến chứng thì bạn cần tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ thực hiện uy tín, có bác sĩ tay nghề cao như Phòng Khám Da Liễu Thẩm Mỹ Bác Sĩ Vũ Thái Hà.

Một số cơ sở làm đẹp hoạt động không có giấy phép, cơ sở vật chất không đáp ứng được tiêu chuẩn Y khoa dễ khiến bạn gặp các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, tràn filler v…v.

Nắm rõ thông tin về loại filler sẽ sử dụng

Chất làm đầy filler được giới chuyên gia đánh giá là lành tính, có khả năng thích ứng cao với cơ thể con người. Trước khi thực hiện tiêm filler, bạn nên tìm hiểu về thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ của loại filler mà thẩm mỹ viện cung cấp. Tại các địa chỉ làm đẹp uy tín, dịch vụ tiêm filler môi thường sử dụng filler chất lượng cao, đã được FDA kiểm định và cho phép lưu hành.

Tiêm filler môi kiêng gì? Mách bạn cách chăm sóc sau khi tiêm filler môi

>>>>>Xem thêm: Tiêm filler môi dày thành mỏng có được không? Cách làm thế nào?

Chất lượng filler là yếu tố quan trọng quyết định sự an toàn và kết quả thẩm mỹ

Không tự ý tiêm filler môi tại nhà

Phương pháp tiêm filler có quy trình thực hiện nhanh chóng và đơn giản, tuy nhiên đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong việc xác định vị trí tiêm cũng như số lượng filler hợp lý. Bạn không tự tiêm filler môi tại nhà, môi trường xung quanh không được vô khuẩn, không có tay nghề dễ dàng khiến bạn rơi vào những biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về tiêm filler môi kiêng gì cũng như giải đáp các vấn đề khác bạn cần biết về chuẩn bị và chăm sóc sau khi tiêm filler môi. Nếu cần hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với Phòng Khám Da Liễu Thẩm Mỹ Bác Sĩ Vũ Thái Hà để được tư vấn.

Videos liên quan


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5