Viêm da tróc vảy hay viêm da bong vảy là bệnh da liễu thường gặp. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như tâm lý. Khiến cho người bệnh cảm thấy thiếu tự tin, nhất là khi bong tróc vảy xảy ra ở diện rộng. Hãy cùng Dr.thaiha tìm hiểu đôi chút thông tin về bệnh để có thể phòng tránh một cách hiệu quả hơn.
Bạn đang đọc: Viêm da tróc vảy và những thông tin về bệnh
Contents
Viêm da tróc vảy là như thế nào?
Viêm da tróc vảy là sự kết hợp của hai yếu tố: viêm da + bong tróc da. Liên quan đến hoạt động của lớp thượng bì. Lúc này, tế bào già cỗi của da sẽ bị làm bong ra và tế bào mới hình thành.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm da tróc vảy là bệnh lý do liễu lành tính. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả trẻ nhỏ và người trường thành. Tự xuất hiện, tự thoái lui và cũng có khả năng tái phát rất cao. Và chúng ta nên chủ động thăm khám, điều trị chứng viêm da bong tróc vảy để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh.
Dấu hiệu nhận biết viêm da bong tróc vảy
Vùng da bị bong tróc được quan sát bằng mắt thường một cách dễ dàng. Các triệu chứng ngoài da thường gặp gồm:
- Da sẽ có dấu hiệu khô ráp, sờ tay vào sẽ cảm nhận được sự sần sùi.
- Da đổi màu do ban đỏ xuất hiện hoặc do da non hình thành sau mỗi lần bong da.
- Khi bong tróc mạnh sẽ làm tăng nguy cơ loét da và gây ra các dấu hiệu cơ năng gồm đau rát hoặc ngứa ngáy.
- Da hình thành các mảng vảy khô nhỏ hoặc to. Có khả năng lan ra tạo thành các mảng vảy lớn, tổn thương diện rộng.
Triệu chứng toàn thân có thể gặp phải khi bị viêm da tróc vảy gồm sốt cao, ớn lạnh mệt mỏi do bị mất nước, hoa mắt, chóng mặt… Và những dấu hiệu viêm da bong tróc vảy ở mỗi người sẽ là khác nhau. Có trường hợp tự thuyên giảm nhưng cũng có trường hợp cần điều trị y tế một cách tích cực.
Viêm da tróc vảy có phải là bệnh không?
Với nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị viêm da tróc vảy, các bác sĩ tại Dr.thaiha cho biết đây có thể là biểu hiện bệnh lý hoặc không. Các nguyên nhân gây ra tình trạng tróc vảy da gồm:
Cơ thể mất nước, thiếu nước khiến da bị khô
Nếu bạn sở hữu làn da khô thì nguy cơ bị viêm da tróc vảy sẽ cao hơn. Bệnh thường trầm trọng hơn khi cơ thể của bạn bị mất nước dẫn đến thiếu nước. Lúc này, làn da của bạn sẽ rất khô. Cộng thêm với các điều kiện thời tiết cực đoan như nắng, gió, hanh khô sẽ khiến da bị bong tróc vày.
Bệnh rối loạn tự miễn khiến da tróc vảy
Người bị rối loạn tự miễn dịch có tỷ lệ mắc viêm da tróc vảy cao trên 40%. Các bệnh rối loạn tự miễn liên quan đến da đáng chú ý gồm: viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, vảy nến hay vảy phấn hồng. Bệnh tự miễn có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Cần thăm khám để có chẩn đoán phân biệt chính xác bởi bệnh tự miễn thường có biểu hiện khá giống nhau.
Tác dụng phụ của thuốc bôi da
Thuốc điều trị da liễu có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn gồm bong da tróc vảy. Trong đó đáng chú ý là việc lạm dụng corticoid, penicillin, sulfonamid,… Đây đều là các thành phần dễ khiến làn da của bạn bị khô nhiều hơn.
Hoặc trong trường hợp bạn dùng iso để điều trị trứng cá thì bạn cũng có thể gặp tình trạng tróc vảy da. Do thuốc uống iso sẽ kiểm soát hoạt động tiết bã nhờn của da. Từ đó làn da sẽ trở nên khô hơn và xuất hiện tình trạng bong tróc.
Tìm hiểu thêm: Nhiễm trùng da là gì? Cách phòng tránh da bị nhiễm trùng
Da bong tróc do ánh nắng mặt trời
Sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt trong thời gian dài, da sẽ có thể bị bong tróc. Tuy nhiên, biểu hiện sẽ không phải là tình trạng da khô, tróc vảy. Thay vào đó sẽ là tình trạng lột da. Nguyên nhân là do ánh nắng mặt trời gây da dấu hiệu bỏng nắng.
Ảnh hưởng từ việc xạ trị
Người mắc ung thư và cần thực hiện hóa trị hay xạ trị thì da sẽ thường bị khô, nứt nẻ nghiêm trọng. Nếu tổn thương da không được kiểm soát sẽ dẫn đến viêm và nhiễm trùng da ở người bệnh ung thư. Hiện tượng bong da tróc vảy sẽ dễ dàng xảy ra trong quá trình điều trị ung thư gồm ung thư hạch, u sùi, ung thư bạch cầu…
Da tróc vảy do làm đẹp
Sau các liệu trình peel, lăn kim hoặc laser… da của bạn sẽ bị bong tróc. Hoặc sử dụng BHA, AHA, Retinol cũng gây tác dụng phụ khô da và bong tróc. Vấn đề liên quan đến quá trình tái tạo da mới. Khi này, hiện tượng bong da là rất bình thường nhưng sẽ không kèm theo viêm da trừ khi bạn chăm sóc da không khoa học.
Viêm da tróc vảy có nguy hiểm hay không?
Viêm da tróc vảy là bệnh lý da liễu lành tính. Tuy nhiên, nếu như vảy da bị tróc ở diện tích rộng thì nó lại là vấn đề nghiêm trọng. Khi này, người bệnh sẽ phải đối mặt với các nguy cơ sau:
- Suy tim, viêm phổi do viêm da tróc vảy khiến cơ thể mất nước và mất cân bằng điện giải.
- Nhiễm khuẩn cơ xương, nội tạng bởi da là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể đang bị vô hiệu quả.
- Nhiễm khuẩn huyết xảy ra khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào vị trí tổn thương theo máu tuần hoàn đi khắp cơ thể.
- Viêm da tróc vảy làm ảnh hưởng đến cuộc sống khi gây ra tình trạng ngứa ngáy, đau rát khó chịu.
- Bệnh ảnh hưởng đến tâm lý của người mắc, khiến cho bệnh nhân thiếu tự tin. Nhất là khi hiện tượng viêm da xảy ra ở các vùng da hở, diện tích rộng.
Nguyên tắc điều trị viêm da tróc vảy
Viêm da tróc vảy có liên quan đến nhiều bệnh da liễu khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm chúng vẫn là việc da bị khô dẫn đến viêm và bong tróc da. Do đó, nguyên tắc chăm sóc và điều trị chính là phải tăng cường các giải pháp cấp ẩm, dưỡng ẩm và bảo vệ làn da.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân khiến khuôn mặt bạn nhanh già? Chuyên gia chia sẻ
Những việc mà người bệnh cần làm tốt gồm:
+ Thường xuyên cấp độ ẩm cho da. Đặc biệt quan trọng khi bạn có làn da khô và khi thời tiết trở lạnh. Trong đó, kem dưỡng ẩm phù hợp với da sẽ là “trợ thủ” để giúp cải thiện tình trạng viêm da bong tróc vảy.
+ Bôi kem chống nắng ngày nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 2-3 tiếng. Mục đích là để bảo vệ da khỏi sự tác động trực tiếp của tia cực tím, kiểm soát tình trạng viêm da tróc vảy…
+ Vệ sinh da thường xuyên để tránh da bị viêm nặng hơn. Có thể tích cực tẩy tế bào chết vật lý cho da để loại bỏ đi phần da đang bong tróc.
+ Không gãi, cạy các mảng da đang bị bong tróc bởi sẽ gây tổn thương da. Cố gắng để cho da bong một cách tự nhiên.
+ Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể theo nhu cầu. Nhất là khi bạn cảm thấy cơ thể bị mất nước, đổ mồ hôi nhiều và có dấu hiệu mệt mỏi, sốt cao.
+ Cung cấp cho da những dưỡng chất như vitamin, khoáng chất để thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi da tự nhiên.
+ Tránh lạm dụng chất kích thích, nhất là rượu bia. Thức uống này dễ khiến cơ thể bị mất nước và khiến da bong tróc mạnh hơn…
Ngay lúc này, nếu da của bạn đang có hiện tượng bong tróc, bạn không biết đó là bình thường hay bất thường. Bạn hãy lập tức chụp ảnh và gửi cho Dr.thaiha. Chúng tôi sẽ đưa ra chẩn đoán phân biệt chính xác và tư vấn cách điều trị an toàn.
Chú ý, tuyệt đối không ra hiệu thuốc để mua thuốc bôi điều trị viêm da tróc vảy. Không lạm dụng thuốc kháng sinh đường bôi để xử lý viêm da tróc vảy. Tuân thủ yêu cầu chăm sóc và điều trị da liễu của bác sĩ chuyên khoa để có kết quả tốt nhất.