Viêm tuyến mồ hôi mủ thực chất là tình trạng viêm nang lông dẫn đến mụn mủ. Tổn thương mụn dưới dạng u nang, áp xe và gây sưng đau. Đây là bệnh da liễu mạn tính thường chỉ xảy ra ở một số vùng nhạy cảm trên cơ thể. Cùng Dr.thaiha tìm hiểu để biết viêm tuyến mồ hôi mủ là bệnh gì và cảnh báo nguy hiểm của bệnh.
Bạn đang đọc: Viêm tuyến mồ hôi mủ là bệnh gì, có nguy hiểm không
Contents
Viêm tuyến mồ hôi mủ là như thế nào?
Viêm tuyến mồ hôi mủ có tên tiếng anh là Hidradenitis Suppurativa. Đây là bệnh da liễu mãn tính, có tính phức tạp với khả năng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gây tổn thương da và ảnh hưởng đến cuộc sống.
Khi các tuyến mồ hôi bị viêm sẽ khiến cho các lỗ chân lông bị bít tắc. Lúc này các mụn mủ sẽ xuất hiện ngay ở vị trí các nang lông. Mụn mủ gia tăng về kích thước, phát triển thành dạng u nang hoặc các ổ áp xe. Bệnh gây ra cảm giác đau nhức khó chịu.
Cứ nơi nào tập trung nhiều tuyến mồ hôi sẽ có nguy cơ bị viêm cao. Bao gồm viêm tuyến mồ hôi mủ ở da đầu, viêm tuyến mồ hôi ở nách, bẹn, vùng kín hoặc ở lưng hoặc ngực. Những vùng thường xuyên chịu sự tỳ đè và ma sát mạnh sẽ có nguy cơ bị viêm tuyến mồ hôi hơn.
Hiện nay, số lượng các ca bệnh viêm tuyến mồ hôi mủ đang ngày một gia tăng. Tuy nhiên, bệnh lại khó nhận biết bởi các dấu hiệu khá giống với viêm nang lông thông thường. Hầu hết bệnh nhân không thể tự có chẩn đoán phân biệt chính xác nhưng lại tự ý điều trị tại nhà. Điều này dẫn đến việc bệnh ngày một nặng hơn, kéo theo những mối nguy hiểm.
Viêm tuyến mồ hôi mủ nguy hiểm như thế nào?
Trong số các bệnh viêm da mãn tính, viêm tuyến mồ hôi mủ được đánh giá là phức tạp nhất. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống mà còn tác động đến sức khoẻ của con người.
Các biến chứng có thể gặp phải gồm:
- Hình thành các ổ áp xe lớn nhỏ trên da. Không chỉ gây đau nhức mà các áp xe này còn có thể bị viêm làm ảnh hưởng đến máu, gây nhiễm trùng máu.
- Ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Xảy ra khi các tổn thương xuất hiện ở tứ chi khiến cho bạn gặp khó khăn trong vận động cơ thể.
- Cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện các đường dò da phức tạp, tăng nguy cơ bị sẹo xấu. Và tổn thương sẹo này sẽ là vĩnh viễn, rất khó loại bỏ.
- Bệnh nhân mắc viêm tuyến mồ hôi mủ còn phải đối mặt với dấu hiệu viêm khớp hoặc tăng nguy cơ ung thư da.
- Ảnh hưởng đến tâm lý, khiến bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm… Ảnh hưởng đến kết quả học tập và giảm hiệu quả công việc hàng ngày…
Nguyên nhân khiến tuyến mồ hôi bị viêm là gì?
Trên thực tế chúng ta chưa thể xác định nguyên nhân khiến cho tuyến mồ hôi bị viêm. Hiện các nhà khoa học vẫn nghiên cứu thêm để đưa ra những nguyên nhân chính xác.
Mặc dù thế, có nhiều ý kiến chỉ ra rằng viêm tuyến mồ hôi mủ là hệ quả của việc bít tắc nang lông kéo dài. Điều này khiến cho các chân lông bị viêm nhanh chóng. Bên cạnh đó, các vấn đề do nội tiết, gene di truyền cũng được nhắc đến khá nhiều.
Các chuyên gia cũng chỉ ra một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm tuyến mồ hôi mủ gồm:
- Tuổi tác: Nếu bị mắc viêm tuyến mồ hôi khi còn nhỏ thì lớn lên cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Giới tính: Phụ nữ ở độ tuổi 18 – 29 dễ mắc bệnh lý này hơn. Tỷ lệ có thể là 1/10/
- Di truyền: Người sinh ra trong gia đình có tiền sử với bệnh này cũng dễ bị di truyền.
- Béo phì: Thừa cân khiến cho cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, tiết nhờn nhiều hơn và nguy cơ bị viêm tuyến mồ hồ cũng cao hơn.
- Hút thuốc: Người hút thuốc lá nhiều dễ bị tăng tiết mồ hôi, nổi hồng ban, tổn thương viêm tuyến mồ hôi mủ nặng hơn gây đau đớn nhiều.
Sự tiến triển của bệnh như thế nào?
Viêm tuyến mồ hôi mủ được khởi phát từ tình trạng bít tắc nang lông gây viêm da. Bệnh sẽ phát triển một cách từ từ. Chuyển từ tổn thương không viêm sang tổn thương viêm. Và bệnh cũng sẽ không tự biến mất nếu như không có tác động y khoa từ bên ngoài vào.
Tìm hiểu thêm: Viêm nang lông: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Các giai đoạn phát triển của viêm tuyến mồ hôi mủ gồm:
Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn sớm và cũng là nhẹ nhất. Trên da mới chỉ xuất hiện mụn không viêm, không có dấu hiệu đau đớn.
Giai đoạn 2: Ở giai đoạn kế tiếp mụn sẽ được chuyển sang mụn viêm. Số lượng mụn có thể giảm đi nhưng kích thước mụn sẽ ngày một lớn. Kèm theo tình trạng đau nhức.
Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, da bắt đầu xuất hiện mụn mủ và các đường rò nối thông các tuyến mồ hôi. Da không còn trơn láng mà trở nên sần sùi.
Giai đoạn 4: Lúc này bạn sẽ nhận thấy các ổ áp xe hình thành gây sưng đau. Khi áp xe bị vỡ cũng sẽ phá hỏng cấu trúc da, gây sưng đau nhiều và sẹo xấu sẽ hình thành.
Diễn biến của bệnh viêm tuyến mồ hôi mủ sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống. Chính vì thế, chúng ta cần thực hiện đồng thời các phương pháp chăm sóc và điều trị da liễu. Mục đích là để làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh và nâng cao hiệu quả điều trị.
Điều trị viêm tuyến mồ hôi mủ chuẩn y khoa
Trước hết chúng ta cần có sự chẩn đoán phân biệt rõ ràng tình trạng viêm tuyến mồ hôi mủ. Nếu không thể tự mình làm tốt điều này, bạn hãy dành thời gian tới cơ sở chuyên khoa da liễu để được bác sĩ hỗ trợ. Không nên tự ý điều trị các vấn đề da liễu tại nhà khi chưa biết mình mắc bệnh gì. Bởi điều này sẽ khiến cho bệnh ngày một nặng, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Điều trị nội khoa được áp dụng tại nhà
Sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn theo tình trạng bệnh lý. Bao gồm: Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), kháng sinh, corticosteroids, uống Retinol, thoa resorcinol tại chỗ…
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng các liệu pháp hormon để kiểm soát sự rối loạn nội tiết tố. Bạn sẽ cần tuân thủ yêu cầu thăm khám và điều trị bệnh được bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
Phẫu thuật viêm tuyến mồ hôi mủ
Áp dụng với các trường hợp bệnh nhân xuất hiện các ổ áp xe lớn và phức tạp. Đặc biệt là các đường rò nối thông các tuyến mồ hôi dưới da. Mục đích của phẫu thuật là dẫn lưu dịch mủ ra bên ngoài.
Một đường rạch da nhỏ sẽ được bác sĩ chuyên khoa thực hiện ở vùng da. Do đó, thủ thuật có thể gây đau và để lại sẹo. Cần thực hiện tiểu phẫu tại cơ sở y tế chuyên khoa để đảm bảo an toàn nhất…
>>>>>Xem thêm: Mụn cóc ở tay: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả
Các biện pháp điều trị duy trì
Sau khi đã điều trị nội khoa, ngoại khoa, tình trạng viêm tuyến mồ hôi mủ sẽ được kiểm soát hiệu quả. Tuy nhiên, để duy trì kết quả điều trị bệnh nhân cần chú ý thực hiện các biện pháp điều trị duy trì sau:
- Bỏ hút thuốc lá và rượu bia;
- Điều chỉnh cân nặng hợp lý, giảm cân khoa học;
- Mặc quần áo thoáng rộng và thấm hút mồ hôi;
- Tránh để cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi, điều chỉnh chế độ luyện tập;
- Giữ cho làn da luôn được sạch sẽ và khô thoáng;
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ dầu mỡ và tinh bột;
- Giảm thiểu các chấn thương xảy ra trên da…
Dr.thaiha hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng viêm tuyến mồ hôi mủ. Nếu bạn đang có dấu hiệu da tương tự, hãy chủ động liên hệ với Dr.thaiha để được tư vấn cách điều trị an toàn và hiệu quả nhất. Trân trọng!