Viêm da quanh miệng có thẻ là thoáng qua, tái phát hoặc dai dẳng. Bệnh khiến cho xung quanh miệng của bạn phát ban, chuyển đỏ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Và quan trọng hơn là tình trạng viêm da có thể lan tỏa đến các vùng da khác. Dễ bị nhầm lẫn với trứng cá đỏ từ đó gây khó khăn trong việc điều trị.
Bạn đang đọc: Viêm da quanh miệng là như thế nào? Cách điều trị hiệu quả
Contents
Viêm da quanh miệng là gì?
Viêm da quanh miệng – POD, là bệnh da liễu không hiếm gặp. Đây là bệnh da liễu lành tính nhưng cần được điều trị để tránh làm tác động đến cuộc sống.
Viêm da quanh miệng được đặc trưng bởi các cụm sẩn nhỏ với nền da đỏ bao quanh. Tổn thương da thường cao hơn da và khiến cho quanh miệng có cảm giác thô ráp, sần sùi.
Bề mặt tổn thương có thể có vảy hoặc không vảy. Đôi khi phát triển thêm cả mụn nước nhỏ. Các triệu chứng cơ năng kèm theo có thể là ngứa ngáy hoặc hoàn toàn không gây ngứa. Tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Khi bị viêm da quanh miệng, chúng ta sẽ dễ quan sát thấy vùng da xung quanh miệng bị đổi màu. Thường có màu hồng đỏ do phát ban da gây ra. Tình trạng viêm da rộng sẽ ảnh hưởng đến các vùng da lân cận như cằm, mũi, mắt…
Nguyên nhân gây viêm da quanh miệng là gì?
Vùng da quanh miệng vốn rất nhạy cảm. Do đó, nếu không quan tâm chăm sóc tốt cho khu vực này thì nguy cơ gặp các vấn đề da liễu sẽ là rất cao.
Hiện nay chúng ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm da quanh miệng. Chính vì thế, việc kiểm soát các dấu hiệu viêm đang gặp nhiều khó khăn hơn. Bệnh cũng có cơ hội tái diễn nhiều lần.
Các yếu tố nguy cơ khiến quanh miệng của bạn bị viêm gồm:
- Sử dụng steroid tại chỗ trong thời gian dài. Điều này khiến cho da của bạn trở nên nhạy cảm hơn và dễ dẫn đến các dấu hiệu kích ứng, phát ban.
- Sử dụng mỹ phảm chứa parafin, isopropyl, myristate hay kem đánh răng chứa fluor. Thường gặp ở trẻ nhỏ bị viêm da vòng quanh miệng.
- Các yếu tố tác động từ môi trường như ánh sáng tia cực tím, nhiệt và gió bụi… Đây là lý do tại sao viêm da có thể xuất hiện theo mùa.
- Tác động của vi sinh vật đến da như vi khuẩn, nấm da, hay các ký sinh trùng nhỏ bé khác cũng là nguyên nhân khiến da bị viêm.
- Ngoài ra, viêm da quanh miệng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về nội tiết hoặc tác dụng phụ của thuốc tránh thai…
Phân loại các dạng viêm da quanh miệng
Dựa vào đặc điểm lâm sàng của da mà chúng ta sẽ có thể phân biệt các dạng viêm da sau:
Viêm da quanh miệng dạng u hạt
Viêm da quanh miệng dạng u hạt này thường gặp ở trẻ em trước tuổi dậy thì. Tổn thương viêm giống như u hạt, các mụn thịt với màu đỏ nhạt hoặc nâu vàng.
Dấu hiệu u hạt có thể ảnh hưởng đến toàn bộ vùng cằm và lan sang cả hai bên cánh mũi. Và không lây sang các vùng da khác. Nói cách khác là tổn thương da sẽ được khoang vùng.
Viêm da quanh miệng dạng u hạt không chứa dịch nước, mủ bên trong. Không bị vỡ nên sẽ không ảnh hưởng đến cấu trúc tự nhiên của da. Không để lại sẹo xấu trên da.
Tuy nhiên, tình trạng viêm da u hạt này khiến da bị sần sùi, rất mất thẩm mỹ. Tác động trực tiếp đến giao tiếp hàng ngày.
Viêm da quanh miệng dạng cổ điển
Ở dạng cổ điển, viêm da quanh miệng dễ bị nhầm lẫn với chàm da và trứng cá đỏ. Đặc trưng là sẩn, sẩn đỏ, sẩn mụn nước. Da quanh miệng bị đổi màu một cách rõ nét.
Tổn thương da có thể có vảy hoặc không, kích thước giao động từ 1-2 mm. Các dấu hiệu cơ năng bao gồm cảm giác nóng bỏng, châm chích (dễ bị chẩn đoán nhầm là bệnh trứng cá đỏ). Cũng có các trường hợp không có dấu hiệu cơ năng.
Ở dạng viêm da này, tổn thương sẽ tự khỏi theo thời gian và thường không để lại sẹo xấu. Tuy nhiên, khả năng tái phát viêm da quanh miệng dạng cổ điển sẽ là cực cao.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bị herpes miệng môi và cách chữa trị an toàn nhất
Chẩn đoán viêm da quanh miệng như thế nào?
Nếu không có kinh nghiệm, bạn có thể có chuẩn đoán sai lầm viêm da quanh miệng với bệnh chàm da hoặc trứng cá đỏ. Điều này khiến cho việc điều trị không mang lại hiệu quả.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, với viêm da quanh miệng sẽ chỉ cần thông qua những dấu hiệu lâm sàng của bệnh. Không cần thực hiện các xét nghiệm như một số cơ sở y tế đang yêu cầu. Chính vì thế, vấn đề quan trọng nhất là bạn phải tìm được cơ sở uy tín để nhận sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ khai thác tiền sử bệnh lý. Yêu cầu bệnh nhân phải chia sẻ thành thật các vấn đề liên quan đến bệnh. Hoàn thành các câu hỏi được bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
Hướng chẩn đoán như sau:
- Vùng da bị tổn thương gần sát với viền môi.
- Có các đặc điểm của viêm da dạng chàm hoặc trứng cá đỏ.
- Cảm giác bỏng rát hoặc châm chích quanh miệng.
- Có sử dụng corticosteroid và bệnh nặng hơn khi ngừng sử dụng.
- Không có nhân như mụn trứng cá…
Điều trị viêm da quanh miệng như thế nào?
Tìm ra nguyên nhân gây viêm da
Steroid, flour là hai thành phần có thể gây viêm da quanh miệng ở người lớn và trẻ nhỏ. Do đó, chúng ta cần tránh sử dụng sản phẩm chăm sóc và điều trị da chứa hai thành phần này. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có sản phẩm thay thế phù hợp hơn.
Riêng với Steroid, bạn có thể giảm liều từ từ để tránh tình trạng viêm da thêm nặng hơn. Không nên ngay lập tức ngưng sử dụng Steroid sẽ khiến cho da dễ bị kích ứng.
Đảm bảo vệ sinh cho vùng môi miệng
Có thể vệ sinh vùng da bị viêm với nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Đảm bảo da được làm sạch sẽ giúp kiểm soát tình trạng viêm hiệu quả hơn.
Chú ý là tránh động tác chà xát mạnh vào da và cũng không nên dùng xà phòng có tính sát khuẩn mạnh để vệ sinh môi miệng.
Bảo vệ da trước điều kiện thời tiết
Khi bị viêm da quanh miệng bạn cần tăng cường bảo vệ da trước các điều kiện thời tiết. Ví dụ như ánh nắng mặt trời, độ ẩm không khí, gió bụi… Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường và cần đảm bảo khẩu trang của bạn được làm sạch mỗi ngày.
>>>>>Xem thêm: Cấy mỡ tự thân vào thái dương: ưu điểm và quy trình thực hiện
Dùng thuốc theo chỉ dẫn
Không lạm dụng các sản phẩm chăm sóc da hoặc chữa viêm da. Nhiều người khi phát hiện da bị viêm quanh miệng thì cố gắng dùng rất nhiều sản phẩm bôi ngoài da để phục hồi. Thứ bạn cần tăng cường duy nhất chính là dưỡng ẩm cho vùng da đang có dấu hiệu viêm.
Ổn định tâm lý của chính bạn
Bạn có thể làm điều này bằng cách tránh soi gương quá nhiều bởi điều này sẽ khiến bạn luôn trong tình trạng căng thẳng. Bạn cũng không nên sờ tay lên trên da hoặc chà xát da thường xuyên để tránh da bị tổn thương, gây ra tình trạng tăng sắc tố sau viêm.
Có thể chườm đá để cải thiện các triệu chứng viêm
Nếu bạn cảm thấy vùng miệng bị nóng bỏng hoặc châm chích, có thể cải thiện bằng việc chườm lạnh tại chỗ. Tuy nhiên cần tránh áp trực tiếp đá lạnh lên trên da để tránh da bị bỏng lạnh.
Cuối cùng bạn hãy thu xếp thời gian tới gặp bác sĩ để được tư vấn các sản phẩm chăm sóc da lành tính nhằm giúp kiểm soát dấu hiệu viêm da quanh miệng mà bạn đang gặp phải. Đây luôn là giải pháp tốt nhất để bạn có thể điều trị hiệu quả vấn đề da liễu…
Trân trọng!