Bệnh zona thần kinh là như thế nào? Cách điều trị hiệu quả

Benh Zona Than Kinh La Nhu The Nao Cach Dieu Tri Hieu Qua

Zona là bệnh do virus gây ra. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống dây thần kinh trên cơ thể nân được gọi là zona thần kinh. Bệnh zona thường xảy ra trên cơ thể bệnh nhân mắc thuỷ đậu trước đó. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng các dấu hiệu zona thần kinh sẽ khiến bạn khổ sở. Vậy nên, hãy tìm hiểu kiến thức về bệnh để có thể chủ động phòng trị thật hiệu quả.

Bệnh zona là gì?

Bệnh zona hay còn gọi là zona thần kinh. Bệnh có tên tiếng anh là Shingles. Dân gian gọi zona là bệnh “giời leo”. Một bệnh da liễu thường gặp và ảnh hưởng chủ yếu đến người lớn.

Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng da do virus thần kinh Varicella zoster (VZV). Virus thuộc họ herpes và cũng là tác nhân gây ra bệnh thuỷ đậu. Chính vì thế, có thể xem bệnh thuỷ đậu và zona có quan hệ “họ hàng”.

Cụ thể, sau khi Varicella zoster (VZV) để gây bệnh thuỷ đậu thì chúng sẽ ẩn náu trong cơ thể của con người. Ở trạng thái tiềm tàng, virus này sẽ không gây ra các triệu chứng da liễu bất thường. Chúng thường trú ngụ ở hạch thần kinh của con người trong một thời gian dất dài.

Khi có những điều kiện thuận lợi, Varicella zoster (VZV) sẽ được tái hoạt và khi này các triệu chứng zona sẽ xuất hiện. Số lượng virus gia tăng nhanh chóng và sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh và gây tổn thương niêm mặc và da. Và zona là bệnh ngoài da nhưng lại có gốc ở dây thần kinh, chính vì thế mức độ ảnh hưởng sẽ rất lớn.

Bệnh zona thần kinh là như thế nào? Cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh là gì?

Zona thần kinh là bệnh không hiếm gặp. Và hầu như ai cũng có các kiến thức sơ đẳng về bệnh da liễu này. Tuy nhiên, không mấy ai hiểu cặn kẽ về bệnh. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, người bị mắc bệnh thuỷ đậu chính là đối tượng hướng đến của bệnh zona thần kinh. Bởi zona là bệnh ái tính với bệnh thuỷ đậu, cùng chung tác nhân gây bệnh là Varicella zoster (VZV)..

Varicella zoster (VZV) trên cơ thể người bệnh thuỷ đậu có thể ẩn náu vào hệ thần kinh trong nhiều tháng nhiều nằm. Khi có cơ hội thuận lợi thì Varicella zoster (VZV) sẽ tái hoạt và gây ra các triệu chứng zona.

Do đó, nếu bạn đã từng bị thuỷ đậu sau đó mắc zona thì nguyên nhân thường không phải là do lây nhiễm. Bệnh sẽ có liên quan đến các yếu tố gồm: suy giảm miễn dịch, các sang chấn tinh thần hoặc suy nhược cơ thể trong thời gian dài. 

Tuy nhiên, zona do virus gây ra nên khả năng lây nhiễm cũng sẽ rất cao. Các thành viên trong cùng một gia đình là đối tượng có nguy cơ cao nhất. Virus sẽ lây lan thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bệnh zona. Tiếp theo là bệnh có thể lây trong môi trường cộng cộng như trường học, cơ quan công sở.

Mùa hè và mùa mưa chính là điều kiện thời tiết lý tưởng đển cho Varicella zoster (VZV) tái hoạt. Bệnh diễn biến trong khoảng từ 2-3 tuần và gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, cuộc sống.

Dấu hiệu nhiện biết bệnh zona là gì?

Zona thường ảnh hưởng đến các vùng có dây thần kinh. Tổn thương zona thường chỉ tập trung ở các vị trí có dây thần kinh và nằm một bên cơ thể. Hầu như không phát triển rải rác hoặc toàn thân như các bệnh về da khác.

Dấu hiệu nhận biết bệnh zona thần kinh gồm:

  • Đầu tiên sẽ là tình trạng da có dấu hiệu bất thường như nóng rát, châm chích, tê và đau. Cảm giác này thường sẽ nặng khi chúng ta nghỉ ngơi, nhất là vào ban đêm.
  • Các dấu hiệu tiếp theo chính là nhức đầu, sợ ánh sáng và khó chịu. Đây cũng chính là thời kỳ virus lan truyền dọc dây thần kinh và gia tăng nhanh về số lượng.
  • Khi bệnh khởi phát sẽ gây ra tổn thương ngoài da. Nhận biết bệnh zona với các tổn thương là những mảng đỏ, hơi nề nhẹ, đường kính khoảng vài cm.
  • Tổn thương có bề mặ cao hơn bề mặt da. Thường là dạng mụn nước bên trong có chứa dịch với đầy vi khuẩn.
  • Tổn thương zona thần kinh sẽ được sắp xếp dọc theo đường phân bố thần kinh và dần dần nối với nhau thành dải, thành vệt.
  • Tổn thương giống như dạng chùm nho và chuyển từ màu đục dần và bị vỡ khiến da bị loét. Sau đó sẽ đóng vảy và để lại thâm da rất lâu.

Bệnh zona sẽ tập trung các các vị trí gồm mặt má, cổ, vai, gáy, đầu, lưng, ngực… Virus làm ảnh hưởng đến thần kinh nên sẽ khiến bạn có cảm giác đau buốt khó chịu. Dây thần kinh bị đau, giật mạnh liên tục. Từ đó tác động tiêu cực đến cuộc sống.

Bệnh zona thần kinh là như thế nào? Cách điều trị hiệu quả

Biến chứng của bệnh zona thần kinh

Zona từ lâu đã là nỗi khiếp sợ của con người. Nhất là ở nhóm bệnh nhân nhỏ tuổi và có tuổi. Bởi đây là đối tượng có sức đề kháng yếu và gặp khó khăn trong điều trị.

Bên cạnh gây tổn thương niêm mạc và da, để lại sẹo hoặc thâm da thì bệnh zona còn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của con người. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với hàng loạt các biến chứng như:

  • Giảm thị lực hoặc gây mù vĩnh viễn.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm màng não.
  • gây khó nghe, ù tai có thể bị điếc hoàn toàn.
  • Viêm phổi ảnh hưởng đến hô hấp.
  • Tổn thương da diện rộng làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ…

Khi nào cần thăm khám bệnh zona

Nếu bạn đã từng bị thuỷ đậu thì nguy cơ bị zona tái hoạt sẽ rất cao. Chính vì thế, bạn cần thật chú ý khi cơ thể có tổn thương gây đau nhức thần kinh. Hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay để có chẩn đoán phân biệt chính xác. Từ đó bạn sẽ có cách điều trị hiệu quả bệnh zona để giảm tác dụng phụ và biến chứng của bệnh.

Các trường hợp cần chú ý gồm:

– Người bệnh lớn hơn 60 tuổi;

– Người bị suy giảm miễn dịch;

– Người mắc ung thư hoặc tiểu đường;

– Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ;

– Tổn thương ở vùng mặt và gần mắt;

– Tổn thương rộng và có dấu hiệu tạo mủ, nhiễm trùng;

– Đau dữ dội gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày;

– Sốt cao và suy nhược cơ thể khi có tổn thương zona…

Cần làm gì để cải thiện tổn thương ở da

Zona thường sẽ diễn biến trong 2-3 tuần sau đó tự khỏi. Tuy nhiên, nếu để bệnh thoái lui tự nhiên sẽ mất nhiều thời gian và gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Chính vì thế, chúng ta cần chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị zona.

Việc mà bạn cần làm để cải thiện các triệu chứng bệnh zona tại nhà chính là chăm sóc vùng da bị tổn thương một cách khoa học. Một vài gợi ý dành cho bạn gồm:

  • Dùng nước mát, gạc mát để vệ sinh da. Cũng có thể chườm mát để cải thiện dấu hiệu ngứa hoặc đau nhức.
  • Tránh tiếp xúc vùng da zona với nước bẩn, hóa chất, mỹ phẩm và thuốc bôi không rõ nguồn gốc.
  • Vệ sinh sạch vùng da bị bệnh bằng dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ. Đáng chú là nước muối sinh lý. 
  • Sử dụng kem bôi phù hợp để cải thiện tổn thương zona và thức thúc đẩy làm lành, không để lại sẹo.
  • Tăng cường bổ sung các loại dinh dưỡng gồm: lysine, cam thảo, Vitamin B6, B12, kẽm và Vitamin C…
  • Hạn chế sử dụng chất béo, đồ uống có cồn, ngũ cốc tinh chế, các loại hạt, socola, mầm lúa mì,…

Bệnh zona thần kinh là như thế nào? Cách điều trị hiệu quả

Phương pháp điều trị zona thần kinh

Với bệnh nhân có tuổi và bị zona nặng sẽ cần nhập viện để theo dõi điều trị một cách an toàn. Các trường hợp Zona khác sẽ được điều trị tại nhà bằng thuốc bôi và thuốc uống mà bác sĩ chuyên khoa kê đơn.

Thuốc điều trị tại chỗ với mục đích giảm đau và ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu. Phổ biến nhất gồm dung dịch xanh methylen 1%, tím methyl 1%, hồ nước, thuốc mỡ acyclovir,…

Thuốc điều trị toàn thân: Bao gồm thuốc kháng sinh đường uống để tránh tình trạng bội nhiễm. Kết hợp với thuốc kháng virus acyclovir để khống chế tác nhân gây bệnh. Thuốc uống giảm đau hoặc giảm ngứa.

Thuốc thần kinh: Bạn có thể sử dụng thêm thuốc điều trị thần kinh như an thần, thuốc ngủ nếu như bệnh nhân bị đau thần kinh mạnh dẫn đến mất ngủ…

Các loại thuốc điều trị zona bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý mua để dùng và cũng cần tránh sự lạm dụng. Ngay cả khi các triệu chứng bệnh đã được kiểm soát thì bạn vẫn cần dùng hết liệu trình để có kết quả tốt nhất.

Nếu bạn đang có dấu hiệu bệnh zona thần kinh, hãy gọi ngay cho Dr.thaiha để nhận tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5