Độn thái dương: nguy hiểm và biến chứng có thể gặp phải

Rate this post

Thái dương bị hóp là 1 trong những yếu tố gây mất tự tin trên khuôn mặt của cả nam và nữ giới. Hiện nay, phương pháp thẩm mỹ độn thái dương có thể giúp cho vùng trán tràn đầy và gương mặt trở nên hài hòa hơn. Đồng thời khắc phục nhược điểm thái dương bị hóp 1 cách hiệu quả.

Bạn đang đọc: Độn thái dương: nguy hiểm và biến chứng có thể gặp phải

Xem thêm: Các liệu pháp làm săn chắc da an toàn hiệu quả

1. Độn thái dương là gì?

Thái dương là toàn bộ vùng tiếp giáp giữa đường chân tóc, trán và phần xương hốc mắt. Thái dương đầy đặn sẽ giúp gương mặt của mỗi người trở nên cân đối, hài hòa và thanh tú hơn. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như: Tuổi tác hoặc lõm huyệt thái dương bẩm sinh đã khiến khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối, có dáng hình trái lê.

Độn thái dương là phương pháp có thể khắc phục vùng lõm bằng cách đưa silicon chuyên dụng và chất liệu độn vào trong. Vật liệu độn là dạng chất mềm dẻo thân thiện, an toàn, có khả năng tương thích với cơ thể rất tốt. Chúng có dạng dẹt, độ dày khác nhau tùy theo mức độ cần làm đầy và được thiết kế sao cho vừa vặn với vùng thái dương của từng người mà vẫn tự nhiên, kín đáo nhất.

Độn thái dương là tiểu phẫu đơn giản, bác sĩ chỉ cần rạch một đường mảnh gần thái dương, sau đó bóc tách da và đưa silicon vào bên trong. Vết thương sau đó sẽ được khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ. Do tóc che phủ nên sẹo mổ sẽ không bị lộ và đường khâu thẩm mỹ sẽ làm mất hết dấu tích của phẫu thuật sau khi liền.

Ngay sau khi thực hiện thủ thuật, bạn có thể về nhà ngay, uống thuốc theo đơn và thực hiện chế độ chăm sóc ngoại trú cẩn thận để tránh những biến chứng hay tác hại của độn thái dương.

Độn thái dương: nguy hiểm và biến chứng có thể gặp phải
Độn thái dương là phương pháp có thể khắc phục vùng lõm bằng cách đưa silicon chuyên dụng và chất liệu độn vào trong thái dương

2. Độn thái dương có nguy hiểm không?

Hiện nay, có nhiều người vẫn thắc mắc không biết là độn thái dương có nguy hiểm không? Thực tế thì so với các phương pháp làm đầy thái dương truyền thống như: Tiêm filler, cấy mỡ tự thân, độn thái dương bằng chất liệu sẽ mang đến cho bạn cảm giác mềm mại tương tự với phần tổ chức thật trên khuôn mặt, sở hữu vĩnh viễn và cực kì an toàn. Kỹ thuật này được thực hiện dưới lớp sâu, cách xa phần dây thần kinh và mạch máu nên sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn.

Xem thêm: Nếp nhăn khóe miệng: Nguyên nhân và các phương pháp cải thiện

3.Biến chứng của độn thái dương có thể gặp phải

Ngoài các tác dụng phụ nhẹ như như sưng, bầm, khó chịu, rụng tóc ở vết rạch…quy trình này cũng có nguy cơ gặp phải các rủi ro nghiêm trọng khác như:
Nhiễm trùng: trường hợp nhiễm trùng nặng có thể bắt buộc phải tháo miễng độn
ra và phẫu thuật lại
Tụ dịch, tụ máu: có thể cần chọc hút chọc hút và băng ép. Những nguy cơ này sẽ giảm thiểu tối đa nếu phẫu thuật đảm bảo vô trùng, cầm máu tốt.
Để lại sẹo: sẹo trên da đầu đôi khi có thể lành thương kém dày lên, giãn rộng hoặc hình thành sẹo lồi. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào loại da, cơ địa từng người cũng như thói quen sinh hoạt (ví dụ hút thuốc và dùng thuốc tránh thai sẽ làm tăng nguy cơ này.
Không đối xứng: hai bên thái dương có thể bất đối xứng, thường là do chất lượng da kém hoặc mô co rút
Tê: bệnh nhân có thể bị tê ở má và cổ trong vài tháng
Chấn thương thần kinh: Tổn thương một phần hoặc hoàn toàn nhánh thái dương của dây thần kinh mặt với tình trạng liệt trán (frontalis paresis/paralysis); xệ lông mày…
Lộ miếng độn: cần phẫu thuật chỉnh sửa và không thể đảm bảo đạt kết quả về mặt chức năng cũng như thẩm mỹ.

4. Những người nên thực hiện độn thái dương

Độn thái dương là kĩ thuật phổ biến và có thể thực hiện cho nhiều đối tượng như:

  • Thái dương bị lõm sâu do lão hoá;
  • Thái dương bị hóp bẩm sinh;
  • Người sở hữu gương mặt hình trái lê cần được khắc phục;
  • Da vùng thái dương chùng nhão, nhăn.

Ngoài ra, những người đã thực hiện độn trán cũng có thể áp dụng thêm thêm phương pháp làm đầy thái dương để tạo nên vầng trán đẹp toàn diện hơn.

Tìm hiểu thêm: Mặt nổi mẩn đỏ như mụn là bị làm sao? Có cần thăm khám không?

Độn thái dương: nguy hiểm và biến chứng có thể gặp phải

>>>>>Xem thêm: Da bị nhiễm corticoid sẽ như thế nào? Cách phục hồi da hiệu quả

Phương pháp độn thái dương giúp cho vầng trán đẹp toàn diện hơn

5. Lưu ý sau khi độn thái dương

  • Tìm hiểu thông tin để chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
  • Sau phẫu thuật, nên tuân thủ đơn thuốc, chỉ định của bác sĩ và vệ sinh vết thương theo chỉ định.
  • Trong những ngày đầu nên chườm ấm, chườm mát để giảm sưng/ bầm.
  • Trong 5-7 ngày sau độn thái dương nên kiêng nước vào vết thương.
  • Tránh vận động mạnh làm tác động đến phần thái dương trong 3 tuần đầu sau phẫu thuật.
  • Chế độ dinh dưỡng nên kiêng các món như rau muống, thịt bò, thịt gà, hải sản, đồ nếp…để tránh gây sẹo lồi, sẹo xấu.
  • Khám và cắt chỉ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
  • Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường nên liên hệ với bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Xem thêm: Cách trị mụn lưng bằng muối hột và một số lưu ý khi thực hiện

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5