Melanin là gì? Tác dụng của melanin là gì?

Melanin La Gi Tac Dung Cua Melanin La Gi

Nhắc đến melanin chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nó là thủ phạm của nám da, tàn nhang. Nhưng bạn có biết rằng melanin cũng có những tác dụng tốt cho da. Những chia sẻ trong bài viết sau sẽ nói rõ hơn melanin là gì. Đồng thời biết được tác dụng của nó với làn da như thế nào.

Melanin là gì?

Melanin là gì vốn là vấn đề được chị em phụ nữ vô cùng quan tâm. Bởi tai cũng biết melanin là tác nhân chính gây nên nám, tàn nhang và nhiều vấn đề khác ở da. Tuy nhiên melanin cũng có những tác dụng tốt cho da của bạn. Vậy melanin là gì? 

Theo các chuyên gia, melanin chính là sắc tố quyết định màu da, màu tóc và mắt. Sắc tố melanin được tạo ra bởi các tế bào melanocytes – tế bào biểu bì tạo hắc tố. Nó được phân bố rải rác ở lớp đáy thượng bì.

Melanin là gì? Tác dụng của melanin là gì?

Trong các tế bào melanocytes có chứa hoạt chất enzyme Tyrosinase. Hoạt chất này có tác dụng như một chất men xúc tác. Khi nó kết hợp với tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời sẽ sản sinh ra melanin. Melanin cũng được hình thành từ một số yếu tố liên quan đến hệ thần kinh hay nội tiết tố.

Melanin sau khi được sản sinh ở hạ bì sẽ được đẩy lên lớp trên cùng của da. Mật độ melanin ở mỗi người sẽ không giống nhau. Vì vậy mà màu da, màu tóc cũng sẽ khác nhau ở mỗi người. Người có càng nhiều melanin thì da sẽ càng sẫm màu. 

Tác dụng của melanin với làn da như thế nào?

Khi chưa tìm hiểu melanin là gì chắc hẳn chúng ta chỉ biết đến melanin gây hại cho da. Nó là tác nhân chính gây nên tình trạng nám da, sạm da. 

Tuy nhiên bạn nên biết rằng melanin cũng có những công dụng rất tốt cho da. Cụ thể như:

Giúp bảo vệ da khỏi các tác hại của tia UV

Melanin còn được xem như là một “lá chắn” bảo vệ da rất tốt. Nếu như da có những tổn thương do ánh nắng mặt trời, khói bụi hay mỹ phẩm có hóa chất độc hại thì các tế bào melanocytes ở đáy thượng bì da sẽ kích thích cơ thể tăng sinh melanin để đưa lên bề mặt da. 

Lúc này melanin sẽ giúp bảo vệ làn da khỏi tình trạng thô ráp, cháy sạm. Đặc biệt là góp phần ngăn chặn nguy cơ ung thư da hiệu quả.

Melanin góp phần chống oxy hóa làn da

Sự tích lũy các gốc tự do là nguyên nhân gây tổn thương cấu trúc và làm thay đổi chức năng tế bào. Từ đó dẫn đến lão hóa làn da. 

Melanin có tác dụng chống lại các gốc oxy hóa này, ngăn chặn quá trình tích lũy của chúng. Từ đó giúp chống lão hóa da tốt hơn.

Bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây bệnh

Melanin còn có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên nhất. Nó góp phần ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, nấm hay các tác nhân khác từ môi trường. Vì vậy sự xuất hiện của melanin sẽ bảo vệ cho da được tốt hơn.

Và bạn đừng quên rằng melanin là thành phần không thể thiếu. Bởi nó chính là thứ quy định màu da, tóc và mắt. Tuy nhiên, những sự rối loạn melanin lại sẽ gây ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe. Vậy nên, hãy cẩn trọng với việc da của bạn bị thay đổi màu sắc một cách bất bình thường.

Melanin là gì? Tác dụng của melanin là gì?

Khi nào melanin gây hại cho da?

Có thể thấy melanin giống như một “con dao hai lưỡi” vừa lợi cũng vừa hại cho da. Hiểu được melanin là gì bạn cũng cần biết  khi nào thì melanin gây tác động xấu đến làn da. 

Các chuyên gia cho biết, melanin sẽ gây hại cho da trong những trường hợp sau:

Rối loạn giảm sắc tố melanin

Lượng melanin ở mỗi người sẽ không giống nhau. Bởi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng melanin là do di truyền. Hoặc là do mức độ tiếp xúc trực tiếp với mặt trời và lượng vitamin D. 

Việc thiếu hụt melanin có thể gặp phải ngay từ khi sinh ra. Hoặc cũng có thể là do thiếu vitamin D nghiêm trọng. Suy giảm melanin thường là do di truyền, rối loạn nội tiết tố. 

Hoặc do gặp các tác dụng phụ từ thuốc điều trị bệnh lý nào đó. Khi cơ thể bị suy giảm hoặc thiếu hụt melanin sẽ tác động xấu đến làn da của bạn.

  • Da nhợt nhạt, gây nên những bệnh giảm sắc tố da như bạch tạng hoặc bạch biến.
  • Da dễ bị tổn thương, nhạy cảm quá mức với ánh nắng mặt trời. Không thể tiếp xúc lâu với ánh nắng, khi có tổn thương rất lâu lành.
  • Gặp phải các vấn đề về thị lực, giảm thị lực. Tăng nguy cơ ung thư da, sức khỏe không ổn định, giảm tuổi thọ. 
  • Thậm chí những trường hợp thiếu hụt melanin trầm trọng còn gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu bạn chưa biết giảm sắc tố melanin có biểu hiện như thế nào thì hãy quan sát da của người có sẹo trắng, bệnh nhân bạch biến hoặc bạch tạng. Đây chính là những trường hợp bị rối loạn giảm sắc tố melanin điển hình nhất.

Rối loạn tăng sắc tố melanin

Nguyên nhân tăng sắc tố melanin chủ yếu là tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Một vài nguyên nhân ít phổ biến hơn như các rối loạn nội tiết tố, sử dụng mỹ phẩm. 

Tăng sinh melanin là tình trạng hạ bị sẽ sản sinh nhiều melanin hơn để bảo vệ da. Nhưng lượng melanin bị đẩy lên thượng bì da quá nhiều khiến cho da tối màu hơn. Những dấu hiệu nhận biết tăng sắc tố melanin thường là:

  • Nám da: Melanin sản sinh quá mức dẫn đến hình thành những mảng đốm, nâu nhạt, nâu đen ở má và có xu hướng đối xứng, lan rộng.
  • Tàn nhang: Melanin quá nhiều sẽ tích tụ dưới da hình thành những đốm nhỏ màu be, nâu nhạt trên mặt, mũi, má.
  • Các dấu hiệu khác: Tăng sắc tố melanin còn khiến da bị sạm, không đều màu. Có chân hương, đồi mồi, bớt hori ở hai bên gò má. Hoặc cả tình trạng thâm da sau mụn trứng cá hoặc tổn thương da khác.

Rối loạn tăng sắc tố melanin không gây nguy hiểm tính mạng. Vậy nhưng những dấu hiệu của tình trạng này lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ. Đây là vấn đề khiến cho nhiều chị em lo lắng và cảm thấy tự ti. 

Melanin là gì? Tác dụng của melanin là gì?

Một số biện pháp hỗ trợ ổn định mật độ melanin mà bạn nên biết

Hiểu rõ melanin là gì cũng như những mặt lợi hại của các sắc tố này là điều cần thiết. Mặc dù cơ thể bạn không thể tự quyết định được hàm lượng melanin. Tuy nhiên bạn có thể ngăn chặn sự suy giảm hay tăng sinh quá mức bằng các biện pháp như:

  • Chống nắng đầy đủ cho da

Giúp để bảo vệ da khỏi tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Qua đó ngăn chặn sự tăng sắc tố melanin hiệu quả hơn, ngăn ngừa ung thư da.

  • Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể

Thực phẩm giàu dinh dưỡng sẽ góp phần ổn định melanin. Đặc biệt là bổ sung vitamin D để tránh thiếu hụt melanin.

  • Giữ tâm lý ổn định, thoải mái

Tránh căng thẳng, stress quá mức, mệt mỏi kéo dài. Bởi đây là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết và tăng nguy cơ rối loạn melanin.

  • Cẩn trọng khi dùng thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây rối loạn sắc tố melanin. Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào bạn cần tham khảo và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

Trong trường hợp bạn bị rối loạn sắc tố melanin nghiêm trọng. Hãy tới cơ sở y tế chuyên khoa như Dr.thaiha để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ thăm khám và điều trị hiệu quả. Việc áp dụng các phương pháp thẩm mỹ hiện đại như peel da, lăn kim, laser sẽ giúp cải thiện sắc tố da của bạn một cách tự nhiên. Từ đó giúp làm đều màu da và làm cho da trắng sáng, căng bóng hơn.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ melanin là gì và tác dụng với làn da như thế nào. Nếu bạn có những dấu hiệu nghi ngờ do rối loạn sắc tố melanin hãy chủ động thăm khám tại Dr.thaiha nhé. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5