Trứng cá đỏ không phải là mụn trứng cá thông thường. Đây là một bệnh mãn tính và thường khó điều trị hơn rất nhiều. Mụn trứng cá đỏ khiến da của bạn ửng đó, nóng bừng rất khó chịu. Người bệnh cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để có sự chuẩn đoán phân biệt rõ ràng, từ đó điều trị hiệu quả hơn.
Bạn đang đọc: Mụn trứng cá đỏ là bệnh gì, có gì khác so với mụn trứng cá
Contents
Mụn trứng cá đỏ là bệnh gì?
Mụn trứng cá đỏ hay bệnh trứng cá đỏ là bệnh mãn tính. Nghĩa là bệnh có diễn biến âm thầm và lâu dài. Trứng cá đỏ thường xuất hiện ở người trưởng thành. Hay gặp nhất là người trong độ tuổi từ 30-60.
Tổn thương trứng cá đỏ không giống mụn trứng cá thông thường. Tập trung ở vùng tâm tâm gương mặt và sẽ không có nhân. Mụn trứng cá đỏ phát triển thành các đợt, khả năng tái phát cao.
Nếu so với mụn trứng cá thông thường thì trứng cá đỏ phức hợp hơn rất nhiều. Việc kiểm soát mụn trứng cá đỏ và điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với trứng cá viêm, trứng cá nang, trứng cá bọc.
Nguyên nhân gây mụn trứng cá đỏ là gì?
Nếu như trứng cá được gây ra là bởi dầu nhờn, vi khuẩn thì trứng cá đỏ khác hoàn toàn. Bạn vừa có thể bị mụn trứng cá và vừa có thể bị trứng cá đỏ.
Cho đến nay, y khoa vẫn chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây mụn trứng cá đỏ. Chỉ biết rằng bệnh ảnh hưởng đến cả nam và nữ giới. Dù cho bạn sở hữu làn da gì thì bạn vẫn đều có thể bị trứng cá đỏ.
Nhiều ý kiến cho rằng trứng cá đỏ là do các tình trạng bất thường trong kiểm soát vận mạch làm tăng hình thành mạch máu. Do suy yếu hệ thống tĩnh mạch vùng mặt. Hay rối loạn chức năng của peptide kháng khuẩn làm tăng ký sinh trùng nang lông… Tuy nhiên, các nguyên nhân gây bệnh này đều chưa có sự xác định rõ ràng.
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trứng cá đỏ gồm:
- Yếu tố liên quan đến môi trường sống bị ôi nhiễm.
- Yếu tố liên quan đến ánh nắng mặt trời.
- Ảnh hưởng của mỹ phẩm chăm sóc da kém chất lượng.
- Thuốc bôi có chứa steroid làm bệnh nặng hơn khiến bệnh nặng hơn…
Phân loại bệnh trứng cá đỏ
Nếu bạn không thể phân biệt mụn trứng cá và trứng cá đỏ thì hãy dựa vào phân loại của bệnh. Trong khi mụn trứng cá có các dạng viêm và không viêm. Thì trứng cá đỏ có các dạng khác biệt hoàn toàn toàn.
Các thể trứng cá đỏ thường gặp gồm:
Thể ban đỏ – giãn mao mạch
Đây là dạng trứng cá đỏ với các dấu hiệu đặc trưng là đỏ bừng và ban đỏ dai dẳng. Thường kèm theo triệu chứng giãn tĩnh mạch dưới da mà chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường. Da nổi đường gân máu chằng chịt như mạng nhện.
Thể nốt mụn mủ
Đây là một thể bệnh nặng với các dấu hiệu đặc trưng là đỏ dai dẳng vùng da mặt trung tâm mặt. Kết hợp với viêm nhiễm, nổi nốt sần trên da và có thể kèm theo mụn mủ. Nhưng không phải là trứng cá bọc, mủ.
Thể phì đại trứng cá đỏ
Đây là giai đoạn nặng nhất với các dấu hiệu là da mặt bị mụn trứng cá đỏ sẽ dày hơn bình thường. Gây ra tình trạng biến dạng mặt, da sần vỏ cam nặng hoặc dấu hiệu mũi sư tử…
Tìm hiểu thêm: Sự khác biệt giữa da mặt và da toàn thân có thể bạn chưa biết?
Triệu chứng của mụn trứng cá đỏ là gì?
Cách dễ dàng nhất để chúng ta nhận biết trứng cá đỏ chính là dựa vào các triệu chứng của bệnh. Trong đó sẽ có rất nhiều các dấu hiệu cơ năng cảnh báo mụn trứng cá đỏ.
Bạn sẽ cần chú ý đến các biểu hiện sau:
? Da mặt xuất hiện các sẩn màu đỏ. Nhưng không phải là mụn trứng cá đầu đen, đầu trắng hoặc mụn mọc. Tổn thương mụn trứng cá đỏ sẽ không có nhân như trứng cá thông thường.
? Tổn thương da có hình vòm. Da luôn trong trạng thái đỏ, phù nề và có hiện tượng vảy tiết,
? Vùng trứng cá đỏ có dấu hiệu mạng nhện. Chính xác là tình trạng giãn mạch khiến da nổi gân máu.
? Da của người bệnh trứng cá đỏ thường bị khô và nứt nẻ. Da sần sùi nhìn rất mất thẩm mỹ.
? Mũi sư tử là hình ảnh dễ gặp ở người mắc trứng cá đỏ. Mũi dày da, phì đại, biến dạng, lỗ nang lông giãn rộng gọi là mũi sư tử.
? Da nhạy cảm và rất dễ kích ứng. Nóng ran khi chịu tác động bởi nhiệt độ cao hoặc ánh nắng. Trầm trọng hơn khi uống rượu bia.
Ngoài ra, bệnh trứng cá đỏ còn ảnh hưởng đến mắt. Với các dấu hiệu mắt đỏ, đau, viêm bờ mi, viêm kết mạc.
Diễn biến của mụn trứng cá đỏ
Diễn biến mụn trứng cá đỏ thường âm thầm. Người dễ bị mắc trứng cá đỏ là nữ giới trong độ tuổi trung niên và người có làn da trắng. Trẻ nhỏ và người da màu thường ít bị ảnh hưởng bởi trứng cá đỏ.
Trứng cá đỏ sẽ bùng phát khi gặp các yếu tố nguy cơ gồm nhiệt độ cao, rượu bia, ánh nắng và mỹ phẩm chăm sóc da kém chất lượng. Các đợt bùng phát của bệnh thường không kéo dài và có thể được kiểm soát bằng thuốc. Tuy nhiên, khả năng tái phát trứng cá đỏ là khá cao do chúng ta không thể kiểm soát 100% yếu tố nguy cơ.
Thăm khám và điều trị mụn trứng cá đỏ
Vấn đề quan trọng nhất là cần có chuẩn đoán phân biệt giữ mụn trứng cá và trứng cá đỏ. Bác sĩ thường sẽ dựa vào tiền sử bệnh lý và triệu chứng đang có để đưa ra kết luận về bệnh. Phân biệt với trứng cá thông thường, mụn mủ vùng mặt, trứng cá đỏ do steroid, viêm quanh miệng, viêm da dầu, viêm da tiếp xúc… Từ đó có hướng điều trị phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Mụn đinh râu là như thế nào, xử lý đúng để tránh nguy hiểm
Nhấn mạnh, trứng cá đỏ khác hoàn toàn trứng cá thông thường. Không thể áp dụng phác đồ điều trị trứng cá với bệnh nhân mắc trứng cá đỏ. Và bạn cũng không thể tự điều trị mụn trứng cá đỏ tại nhà để tránh bệnh phát triển thành các thể nặng.
Trước hết chúng ta cần loại bỏ các yếu tố gây trứng cá đỏ như kem dưỡng da dạng dầu, steroid, ăn thức ăn cay nóng, tránh ánh sáng mặt trời… Điều này sẽ giúp ổn định da và không để cho trứng cá đỏ trầm trọng hơn.
Tiếp theo là điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ưu tiên vẫn là dùng thuốc để làm dịu da và giảm mụn trứng cá. Tuy nhiên, không được lạm dụng sterocorticoid trong chữa trứng cá đỏ để tránh làm ảnh hưởng đến da.
Ngoài ra, tùy từng tình trạng da mà bác sĩ có thể yêu cầu làm laser. Phương pháp mang đến hiệu quả cao với với những người bị giãn mạch do trứng cá đỏ gây ra. Nhưng liệu trình laser thường khá tốn kém và phải kết hợp với điều trị dự phòng mới cho hiệu quả cao nhất.
Nếu bạn đang có dấu hiệu da mặt bị mụn trứng cá đỏ hoặc nghi mình bị mắc trứng cá đỏ, có thể liên hệ với Phòng khám da liễu Thái Hà để được tư vấn và hỗ trợ điều trị an toàn.