Nấm da mặt là bệnh da liễu lành tính. Tuy nhiên bệnh lại gây ra không ít phiền phức bởi các dấu hiệu ngứa ngáy và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tổn thương nấm da mặt có thể gây viêm da và để lại biến chứng nặng nề. Cùng Dr.thaiha tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh nấm da mặt để chủ động đối phó với bệnh bạn nhé.
Bạn đang đọc: Nấm da mặt là gì? Có chữa được không?
Contents
Nấm da mặt là gì?
Có thể bạn chưa biết là nấm sống ký sinh trên cơ thể của chúng ta. Ở điều kiện bình thường, nấm sẽ chung sống “hòa bình” với con người. Khi này, số lượng nấm cũng sẽ được ổn định.
Tuy nhiên, nếu gặp các điều kiện thích hợp, nấm sẽ phát triển nhanh về số lượng và bắt đầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bệnh da liễu liên quan đến nấm sẽ xuất hiện và khiến cho chúng ta không khỏi lo lắng. Trong đó đáng chú ý nhất là tình trạng nấm da mặt.
Nấm da mặt không phải là tình trạng da. Đây là một bệnh da liễu được gây ra bởi nấm (chủ yếu là nấm dermatophyte). Đây là loại nấm mốc sống ký sinh trên cơ thể con người và lấy dinh dưỡng từ keratin. Do đó, nấm thường được phát hiện trên trên lớp sừng, tóc hoặc móng ở cơ thể con người.
Nguyên nhân nấm da mặt là gì?
Tình trạng nấm da mặt có thể khởi phát do các yếu tố cơ địa, sức khỏe suy yếu hoặc điều kiện sinh sống bị thay đổi. Những nguyên nhân gây bệnh phổ biến gồm:
Nhiễm nấm từ môi trường: Tác nhân gây nấm da tồn tại tự nhiên trong môi trường. Nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng có thể bám chắc vào da và gây các dấu hiệu nhiễm trùng.
Suy giảm hệ miễn dịch: Trong trường hợp nấm đã có sẵn trên cơ thể nguy cơ bị bùng phát khi hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ là rất cao. Bởi khi này cơ thể thường có sức đề kháng yếu hơn.
Cơ thể tăng tiết mồ hôi: Ở người thường xuyên đổ mồ hôi thì nguy cơ bị nấm da sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn bị đổ mồ hôi và da nhờn thì đó chính là điều kiện lý tưởng đến nấm da mặt phát triển.
Mỹ phẩm kém chất lượng: Một số trường hợp bị nấm da mặt sau một đợt sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng. Bao gồm mỹ phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, hết hạn sử dụng hoặc có thành phần dễ gây kích ứng da.
Vệ sinh da mặt không khoa học: Tình trạng nấm da mặt có thể hình thành do thói quen chăm sóc da không khoa học. Khiến cho dầu nhờn và bụi bẩn tích tụ để tạo môi trường lý tưởng cho nấm gia tăng về số lượng…
Nấm da mặt có nguy hiểm không?
Tuy là bệnh da liễu lành tính nhưng bệnh nấm da mặt lại gây nhiều phiền toái trong cuộc sống. Điển hình là các tổn thương ngoài da làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy, khó chịu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Đáng chú ý hơn khi tình trạng nấm da mặt có khả năng lây từ người sang người. Do đó, việc kiểm soát bệnh nấm da thường gặp nhiều khó khăn. Có những trường hợp bị tái diễn nhiều lần vì không kiểm soát được nguồn lây.
Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh, nấm da mặt có thể là do lây nhiễm từ người mắc bệnh trước đó. Thường là những người thân trong gia đình của bạn như vợ chồng, con cái. Đường lây chính là qua tiếp xúc trực tiếp (da – da) hoặc qua đồ dùng cá nhân có tính nhạy cảm cao như khăn mặt, khăn tắm…
Trong trường hợp bị nấm da mặt mặt có thể dẫn đến nhiễm khuẩn da. Lúc này tổn thương da sẽ lan rộng. Không chỉ gây ngứa ngáy mà còn là cảm giác đau đớn. Tình trạng loét da có thể xảy ra khiến cho da bị tổn thương nghiêm trọng.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa?
Nấm da mặt là bệnh da liễu lành tính và có thể được kiểm soát hiệu quả. Chính vì thế bạn cần thăm khám ngay khi có các dấu hiệu của của nấm da mặt.
Tìm hiểu thêm: Mách bạn cách phân biệt lỗ chân lông to và sẹo rỗ
Các triệu chứng điển hình của bệnh gồm:
- Da mặt của bạn bị ngứa ngáy ở nhiều mức độ và có dấu hiệu kích ứng. Bạn cảm thấy khó chịu và thường xuyên phải cào, gãi da để giảm các triệu chứng cơ học.
- Da có dấu hiệu nổi mẩn. Vùng da bị nấm sẽ bị viêm đỏ và dày hơn bình thường. Xuất hiện tình trạng khô da và bong tróc da khi bị nấm “hỏi thăm”.
- Tổn thương da lúc đầu chỉ ở một vùng nhỏ nhưng sẽ dần dần lan rộng. Có trường hợp bị nấm da toàn mặt, da bong tróc toàn mặt.
- Da có thể bị nổi mụn bất thường. Kèm theo đó là tình trạng tổn thương tiết dịch tạo ra cơn ngứa dữ dội.
- Người bị nấm da mặt sẽ cảm thấy da nhạy cảm hơn với ánh sáng. Bao gồm cả ánh sáng mặt trời và nguồn sáng mạnh khác…
Chuẩn đoán tình trạng nấm da mặt
Bệnh nấm da mặt có thể bị nhầm lẫn với các tình trạng da liễu khác. Chính vì thế, chúng ta cần có sự chuẩn đoán phân biệt bệnh một cách chính xác. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh nấm tái phát trong tương lai.
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám tình trạng da bằng các dụng cụ soi da chuyên dụng. Thêm vào đó là thực hiện xét nghiệm tế bào da ở các vùng nghi nhiễm nấm. Kết quả thăm khám sẽ cho chúng ta thấy được sự tồn tại của tác nhân gây bệnh cũng như là số lượng nấm ít hay nhiều.
Chú ý, với các bệnh nấm da bạn sẽ không cần thực hiện xét nghiệm máu. Và để có kết quả thăm khám chính xác bạn cần tới cơ sở y tế chuyên khoa là các bệnh viện hay phòng khám da liễu để được hỗ trợ từ các bác sĩ..
Điều trị nấm da mặt an toàn và hiệu quả
Nấm da mặt không khó điều trị. Tuy nhiên bệnh lại có khả năng tái phát cao nên cần có kế hoạch điều trị dự phòng lâu dài.
Chỉ định đầu tiên trong điều trị bệnh nấm da mặt chính là thuốc bôi tại chỗ. Thuốc kháng nấm sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn để bệnh nhân tự sử dụng tại nhà. Điều trị tích cực trong khoảng 7 ngày sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng nấm da mặt ở mức độ nhẹ và trung bình.
Với trường hợp bị nấm nặng có kèm bội nhiễm da. Cần điều trị tích cực bằng thuốc kháng nấm dạng bôi, dạng uống và các thuốc kháng sinh. Có thể dùng thêm cả thuốc giảm ngứa nếu như bệnh nhân bị ngứa ngáy nhiều. Thời gian điều trị nấm da sẽ kéo dài. Do đó, bệnh nhân cần có sự kiên trì, tuân thủ mọi yêu cầu điều trị được bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
>>>>>Xem thêm: Hôi nách là bệnh gì? Có cần điều trị không?
Chú ý, mỗi tình trạng nấm da mặt khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau. Thuốc chữa nấm da mặt cũng sẽ có sự thay đổi. Do đó hãy chỉ chữa nấm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị tại nhà để tránh tạo cơ hội cho nấm gia tăng về số lượng.
Giải pháp điều trị dự phòng nấm da mặt
Để nấm da mặt không tái phát sau các liệu trình điều trị, bạn cần chú ý thực hiện tốt những giải pháp điều trị dự phòng sau:
- Đảm bảo không gian sống, sinh hoạt và làm việc của bạn luôn luôn khô thoáng, sạch sẽ. Tránh tình trạng ẩm mốc để phòng trị bệnh nấm da mặt.
- Vệ sinh da hàng ngày bằng các loại xà phòng, sữa tắm chuyên dụng. Điều này nhằm tiêu diệt hết tác nhân gây bệnh đang trú ngụ trên da.
- Đối với quần áo, chăn màn của người bệnh, cần giặt sạch, phơi trực tiếp dưới ánh nắng. Tốt nhất nên ngâm nước nóng già hoặc dùng bàn là để tiêu diệt nấm da.
- Không dùng chung khăn mặt, quần áo, tất, mũ nón và cả khẩu trang với với người thân trong gia đình. Nhất là những người đã có tiền sử bị nấm da mặt.
- Tuyệt đối không mặc đồ ẩm ướt bởi đó là cơ hội để nấm da sinh sôi. Hãy lựa chọn quần áo thấm hút mồ hôi tốt để tránh cơ thể bị nóng, bí hơi.
- Tránh tiếp xúc với các loại động vật mà nấm có thể sống ký sinh. Bao gồm động vật có lông dài như chó, mèo, chim chóc…
Ngoài ra, khi có bất kỳ các vấn đề da liễu nào bạn cũng nên dành thời gian tới cơ sở y tế để thăm khám. Việc làm này sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra các vấn đề về da và được bác sĩ tư vấn điều trị đúng cách. Không tự ý chữa các bệnh về da tại nhà, không sử dụng các biện pháp điều trị dân gian để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mọi thông tin chi tiết về bệnh nấm da mặt bạn hãy liên hệ ngay với Phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà để được lắng nghe và chia sẻ. Chúc bạn luôn mạnh khỏe, tự tin với làn da đẹp.