Tiêm chất làm đầy filler có tác hại không? Chuyên gia chia sẻ

Tiêm chất làm đầy filler có tác hại không? Chuyên gia chia sẻ

Chất làm đầy (filler) được FDA kiểm định về chất lượng và độ an toàn. Sản phẩm cho phép chúng ta làm đẹp một cách đơn giản, nhanh chóng và rất hiệu quả. Tuy nhiên, tiêm chất làm đầy filler có hại không sẽ còn tùy thuộc vào từng sản phẩm mà bạn lựa chọn. Vậy tác hại của chất làm đầy filler là gì, sản phẩm nào là tốt nhất và cần lưu ý những gì khi sử dụng. Hãy cùng Dr.thaiha đi tìm hiểu chi tiết trong bài chia sẻ sau?

Xem thêm: Nguyên nhân tiêm filler môi bị nổi mụn nước và cách khắc phục hiệu quả

Chất làm đầy là gì, có ứng dụng ra sao?

Chất làm đầy còn được biết đến với tên gọi khác là filler. Sản phẩm có chứa các thành phần sinh học hoặc tổng hợp với khả năng thay thế hoặc tăng thể tích mô. Chất làm đầy được FDA chứng nhận về hiệu quả và độ an toàn. Được nhiều nước chấp thuận sử dụng trong các dịch vụ thẩm mỹ nội khoa.

Về ứng dụng, chất làm đầy được sử dụng trong thẩm mỹ da với hai mục đích chính là trẻ hóa da và điều chỉnh đường nét gương mặt. 

  • Trẻ hóa da: Sản phẩm có khả năng làm căng da, xóa nhăn, kích thích sinh tổng hợp collagen một cách tự nhiên. Từ đó mà chất làm đầy sẽ giúp loại bỏ một phần sự lão hóa, làm chậm lão hóa.
  • Điều chỉnh đường nét gương mặt: Khi này, chất làm đầy sẽ được sử dụng với mục đích là tăng thể tích mô, lấp đầy vùng da bị khuyết thiếu tổ chức do lão hóa hoặc chấn thương. Ứng dụng nổi bật gồm tạo hình má, tạo hình mũi, tạo hình môi, làm đầy thái dương, nâng mông không xâm lấn…

Tiêm chất làm đầy filler có tác hại không? Chuyên gia chia sẻ

Phân loại chất làm đầy

Cùng được gọi là chất làm đầy nhưng sẽ có nhiều dạng khác nhau. Chúng ta có thể biết tiêm chất làm đầy filler có hại không thông qua việc phân loại sản phẩm một cách chính xác. Khi làm tốt điều này, bạn có thể lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp để nâng cao kết quả thẩm mỹ và tránh tác hại của chất làm đầy filler.

Cụ thể như sau:

Phân loại theo tuổi thọ của sản phẩm

Nếu dựa theo tuổi thọ của chất làm đầy chúng ta sẽ có 3 dòng sản phẩm sau:

  • Chất làm đầy tạm thời với thành phần sinh học, tự phân hủy sau khoảng 9-12 tháng.
  • Chất làm đầy bán tạm thời với tuổi thọ lâu hơn và khả năng tự phân hủy sau từ 12-18 tháng sử dụng.
  • Chất làm đầy vĩnh viễn là dòng sản phẩm không thể tự phân hủy và đang bị cấm sử dụng trong thẩm mỹ nội khoa.

Phân loại theo vị trí tiêm

Nếu phân loại chất làm đầy theo vị trí tiêm, lớp tiêm chúng ta sẽ có hai dòng sản phẩm sau:

  • Chất làm đầy tiêm ở lớp mỡ nông. Sản phẩm này thường có độ mềm dẻo và thường sử dụng trong trẻ hóa da.
  • Chất làm đầy tiêm ở lớp mỡ sâu thường có độ cứng cao hơn để định hình gương mặt tốt hơn nhưng vẫn tạo cảm giác tự nhiên…

Ngoài ra, một số cơ sở thẩm mỹ còn phân loại chất làm đầy theo nguồn gốc của sản phẩm. Ví dụ như chất làm đầy Hàn Quốc, filler Mỹ, filler Thụy Sỹ. Hoặc hàng xách tay từ nước ngoài và hàng nhập khẩu…

Chất làm đầy filler có hại không

Nếu bạn hỏi tiêm chất làm đầy filler có hại không thì câu trả lời là KHÔNG. Điều kiện là bạn phải tìm được một sản phẩm chất lượng và đảm bảo kỹ thuật tiêm chuẩn. Bác sĩ chuyên khoa sẽ là người giúp bạn tránh được những tác hại của chất làm đầy filler. 

Lựa chọn filler chất lượng

Với một sản phẩm filler chất lượng bạn sẽ không còn lo lắng về câu hỏi tiêm chất làm đầy có hại không. Tuy nhiên, trên thị trường hiện đang bán rất nhiều sản phẩm chất làm đầy với các mức giá chênh lệch không hề nhỏ. Điều này khiến cho khách hàng không biết đâu là một dòng filler tốt, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau tiêm.

Xem thêm: Giải đáp nên phun môi trước hay tiêm filler trước?

Tiêm chất làm đầy filler có tác hại không? Chuyên gia chia sẻ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, một sản phẩm filler tốt sẽ có những đặc điểm sau:

  • Filler tốt sẽ cần có sự kiểm duyệt của cơ quan chức năng. Không chỉ ở trong nước mà còn ở trên thế giới. Dòng sản phẩm được phép nhập khẩu và lưu hành công khai.
  • Filler tốt sẽ chứa các thành phần sinh học, lành tính với cơ thể. Và nếu bạn không muốn bận tâm với câu hỏi tiêm chất làm đầy filler có hại không thì hãy chọn sản phẩm có bảng thành phần rõ ràng.
  • Filler tốt phải được dễ dàng làm tan với việc tiêm giải filler. Khi đó, chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát biến chứng và tránh tác hại của chất làm đầy filler xảy ra.
  • Cuối cùng, filler tốt sẽ cần có độ nguyên vẹn. Không nên dùng sản phẩm đã có dấu hiệu bị oxy hóa, bị hỏng, biến đổi màu sắc và mùi vị…

Tiêm chất làm đầy có hại không tùy theo kỹ thuật tiêm

Chất làm đầy có thể giúp chúng ta trẻ hóa da. Tuy nhiên, sản phẩm chỉ có thể ứng dụng trên một vài vị trí nhất định. Có những vị trí “cấm” mà khi cố tình tiêm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong đó, tác hại của chất làm đầy filler nguy hiểm nhất là tình trạng tắc mạch máu dẫn đến hoại tử mô.

Về vấn đề này, chúng ta cần quan tâm tới kỹ thuật tiêm chất làm đầy. Cụ thể, người tiêm filler cần có những điều kiện sau:

  • Người tiêm filler phải được đào tạo bài bản. Tốt nhất nên là các bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm.
  • Người tiêm filler phải nắm được giải phẫu da để có thể phân biệt được vùng tiêm an toàn và vùng tiêm nguy hiểm, tránh tiêm vào các mạch máu.
  • Người tiêm filler phải nắm được tình trạng lão hóa da và mong muốn của khách hàng để điều chỉnh lượng sản phẩm an toàn và tiêm đúng vị trí, đúng lớp.
  • Thao tác tiêm filler phải chuẩn, không tiêm quá chậm và cũng không tiêm quá nhanh. Tiêm với tốc độ từ từ để tránh filler bị vón cục hoặc bị tràn.

Lựa chọn thời điểm tiêm filler an toàn

Mặc dù được xem là dịch vụ thẩm mỹ nội khoa an toàn nhưng filler chỉ phù hợp với người đủ 18 tuổi trở nên. Việc tiêm filler sớm hơn mà không có chỉ định từ bác sĩ có thể làm tăng tác hại của chất làm đầy filler.

Ngoài ra, filler sẽ không được tiêm cho những ai đang có các dấu hiệu nhiễm trùng tại vùng da cần thẩm mỹ. Không tiêm chất làm đầy nếu như bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm. Nếu bạn đang sử dụng thuốc tại nhà cũng nên thông báo cho bác sĩ để có chỉ định tiêm filler an toàn.

Tiêm chất làm đầy filler có tác hại không? Chuyên gia chia sẻ

Một số tác hại của chất làm đầy filler

Trong trường hợp bạn sử dụng filler kém chất lượng, thao tác tiêm không chuẩn xác, người tiêm không có tay nghề cao thì nguy cơ biến chứng sẽ rất cao. Các vấn đề mà bạn sẽ phải đối mặt gồm:

  • Sưng đau và bầm tím da kéo dài
  • Nhiễm trùng và hoại tử da, mất mô
  • Biến dạng gương mặt gây mất thẩm mỹ
  • Nổi u cục trên da, phản ứng u hạt sau tiêm
  • Chất làm đầy dịch chuyển sang các vị trí khác
  • Chèn mạch, tắc mạch gây mù lòa hoặc thuyên tắc phổi, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Đẩy nhanh tốc độ lão hóa da nếu tiêm filler kém chất lượng…

Có nên tiêm chất làm đầy filler hay không?

Với hơn 20 năm trong nghề, Dr.thaiha thấy rằng filler là một trong những phương pháp làm đẹp hiện đại và có độ an toàn cao. Và nếu muốn trẻ hóa da mà sợ đau, ngại đụng chạm dao kéo bạn nên thử tiêm filler một lần.

Tiêm chất làm đầy filler có hại không? Tác hại của chất làm đầy filler chỉ đến khi chúng ta không có chỉ định từ bác sĩ hoặc có sự lạm dụng. Chính vì thế, nếu có ý định tiêm filler, bạn nên tới cơ sở thẩm mỹ uy tín để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ.

Đồng thời, cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:

  • Sử dụng chất làm đầy filler nằm trong danh sách được phép sử dụng của Bộ Y tế. Không sử dụng các hộp filler đã mở sẵn, không có tem bảo vệ.
  • Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn kéo dài hiệu quả để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thay vì việc tiêm filler vĩnh viễn hoặc tiêm quá nhiều filler.
  • Một số chất làm đầy chỉ dùng cho một vùng nhất định, vì thế bạn nên hỏi bác sĩ trước khi tiêm nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh tác hại của chất làm đầy filler.
  • Filler không thích hợp tiêm trong trường hợp phụ nữ có thai, đang cho con bú hay mắc các bệnh mãn tính như: tim mạch, tiểu đường… Hãy cân nhắc khi thực hiện.
  • Tuân thủ nguyên tắc điều trị và chăm sóc tại nhà để nâng cao hiệu quả filler và xua tan băn khoăn tiêm chất làm đầy có hại không.

Trân trọng!

Xem thêm: Sau khi tiêm filler môi có hôn được không? Ảnh hưởng như thế nào?

Videos liên quan

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5