Tiêm filler môi bị bầm tím phải làm sao? Có đáng lo ngại không?

Tiêm filler môi bị bầm tím phải làm sao? Có đáng lo ngại không?

Để sở hữu đôi môi căng mọng, quyến rũ, tiêm filler là lựa chọn phổ biến của hội chị em mê làm đẹp hiện nay. Tuy nhiên, nếu lỡ tiêm filler môi bị bầm tím thì phải làm sao, trường hợp này có đáng lo ngại không, khắc phục như thế nào là lo lắng của nhiều người. Bài viết này sẽ giúp bạn có được lời giải chính xác và hữu ích nhất. Tham khảo ngay nhé!

Xem thêm: Thực hiện độn cằm rồi có tiêm filler được không?

Tiêm filler môi bị bầm tím phải làm sao? Có đáng lo ngại không?
Tiêm filler môi bị bầm tím có phải dấu hiệu đáng lo ngại?

Tiêm filler môi bị bầm tím có nghiêm trọng không?

Filler có tác dụng làm đầy, chính vì vậy được ứng dụng để tạo hình môi trái tim rất thịnh hành. Tuy nhiên, nếu tiêm filler môi bị bầm tím thì đây cũng là biểu hiện thường gặp sau khi tiêm.

Da môi là vùng da nhạy cảm nên khi kim tiêm tác động vào hệ thống mao mạch nhỏ yếu, dễ gây đứt gãy, dẫn đến tình trạng da môi thâm sạm đi, bầm tím rõ rệt tại vị trí tiêm filler.

Trường hợp bầm tím sau tiêm filler môi là phản ứng tự nhiên khi mô mềm trên môi bị tổn thương, không đáng ngại. Sẽ cần khoảng 10 – 5 ngày, các vết bầm tím sẽ được tái tạo, cải thiện sắc môi nhờ các thực bào trong cơ thể. Nhưng nếu, bầm tím kết hợp thêm các triệu chứng khác như: đau nhức, nóng rát khó chịu, mẩn đỏ, gây ngứa trên môi,…kéo dài hơn 48 giờ, thì hãy cảnh giác ngay vì đây được xem là biến chứng nguy hiểm.

Tiêm filler môi bị bầm tím phải làm sao?

Bầm tím sau tiêm filler môi phải xem xét theo 2 dạng: phản ứng tự nhiên và biến chứng nguy hiểm. Nếu đây chỉ là bầm tím bình thường thì bạn có thể kết hợp ăn uống, chế độ chăm sóc phù hợp để môi nhanh hồi sắc, đạt độ căng mọng đúng tiêu chuẩn.

Nếu trường hợp môi bị bầm tím bất thường thì bạn nên:

  • Thăm khám ngay cùng bác sĩ thực hiện để kiểm tra tình trạng thích ứng của filler.
  • Tìm cách khắc phục phù hợp như: tiêm tan hoặc nạo filler, tránh để tình trạng filler vón cục, nhiễm trùng dẫn đến hoại tử.
Tiêm filler môi bị bầm tím phải làm sao? Có đáng lo ngại không?
Tiêm giải filler là giải pháp khắc phục môi bị bầm tím bất thường

Các bác sĩ thẩm mỹ khuyến cáo, nên chăm sóc, kiêng cử sau tiêm filler môi theo chỉ dẫn sau đây:

  • Hạn chế sờ nắn, massage, xông hơi khi vừa tiêm filler môi.
  • Kiêng dùng son trong khoảng 1 tuần đầu để tránh môi bị dị ứng, mẫn cảm.
  • Tránh chơi các môn thể thao nặng trong 2 tuần đầu sau tiêm.
  • Không nằm sấp, tránh để môi bị tác động bởi ngoại lực vì mới tiêm, filler chưa có tính định hình chắc chắn nên dễ dàng bị lệch so với vị trí được tiêm tạo hình ban đầu.
  • Kiêng các thức ăn cay nóng, đồ uống có cồn vì dễ làm mạch máu giãn ra, gây sưng tấy hoặc làm vết bầm tím loang ra rộng hơn.
  • Nói không với các thực phẩm gây kích ứng như: đồ nếp, thịt gà, hải sản, thịt bò,…
  • Uống nhiều nước hơn để tăng cường các trao đổi chất có lợi, giúp môi nhanh cải thiện tình trạng tiêm filler môi bị bầm tím.

Xem thêm: Tiêm filler môi sưng mấy ngày sẽ hết? Làm sao để môi mau chuẩn dáng?

Tiêm filler môi bị bầm tím phải làm sao? Có đáng lo ngại không?
Cần chú ý kiêng cử, chăm sóc sau tiêm filler để sở hữu kết quả ưng ý

Môi bị bầm tím sau tiêm filler do đâu?

Không phải tất cả mọi trường hợp sử dụng filler để làm đầy môi đều gặp phải tình trạng bầm tím. Vậy nên, chuyên gia giải thích vấn đề này như sau:

Cơ địa mỗi người khác nhau

Cơ địa của người tiêm filler là một trong những yếu tố đầu tiên quyết định đến việc sau tiêm filler môi có bầm tím hay không, nhanh hay lâu hết bầm. Với người có làn da yếu, khó phục hồi thì cần khoàng thởi gian từ 2 -3 tuần mới có thể sở hữu sắc môi tươi tắn, hết bầm tím.

Nếu nền da khỏe và các quá trình trao đổi chất diễn tốt, thì sau tiêm môi, nhiều người còn không có cả dấu hiệu bầm tím nào, nếu có cũng rất nhanh hết bầm, có thể từ 3 – 5 ngày đã có được màu môi tự nhiên.

Chất lượng filler không đạt yêu cầu

Chọn nhầm địa chỉ làm đẹp khiến nguy cơ tiêm phải filler môi dỏm càng cao. Khi tiêm nhầm những loại filler này, môi dễ gặp tình trạng sạm đen, bầm tím kèm theo các biểu hiện lạ như: sưng đau, ngứa ngáy, nóng rát,…

Nếu phát hiện những bất thường trên, bạn nên liên hệ với bác sĩ thẩm mỹ để được tư vấn và xử lý nhanh chóng.

Tay nghề của người tiêm filler

Vì da môi rất nhạy cảm, nên tiêm filler môi bị bầm tím còn do kỹ thuật của người thực hiện. Nếu tay nghề của người làm yếu, dễ làm tổn thương các mô mềm trên môi, nghẽn mạch máu do tiêm nhầm vào các mao mạch,…

Như vậy, làm đẹp đôi môi bằng filler không phải là lựa chọn xấu, nhưng bạn cần thông thái hơn để cân nhắc về địa chỉ thực hiện, tay nghề người làm để tránh tiêm filler môi bị bầm tím.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, có thể liên hệ ngay cho Phòng Khám Da Liễu Thẩm Mỹ Bác Sĩ Vũ Thái Hà – Cơ sở thẩm mỹ hàng đầu hiện nay tại Hồ Chí Minh, lựa chọn vàng khi muốn nâng mũi, cắt mí, căng chỉ kể cả những dịch vụ tạo hình bằng filler, xóa nhăn, trẻ hóa bằng botox.

Liên hệ Phòng Khám Da Liễu Thẩm Mỹ Bác Sĩ Vũ Thái Hà qua hotline 096 822 1166 để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất!

Xem thêm: Tiêm filler môi bao lâu hết sưng? Cách giúp môi mau đẹp

Videos liên quan

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5